Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng

Điều kiện hợp pháp của di chúc miệng

Câu hỏi tư vấn:

Câu hỏi tư vấn được gửi từ tài khoản facebook Nguyễn Văn L về Công ty Luật 2A có nội dung như sau:

Chào luật sư, Năm 2019 mẹ tôi trước khi mất có tổ chức một buổi họp gia đình và gọi 3 anh em tôi về. Trong buổi hợp mẹ tôi có nhắc đến việc sẽ để lại cho tôi một mảnh đất sau khi bà mất. Lúc đó 2 anh chị của tôi không có ý kiến phản đối nhưng sau khi mẹ tôi mất thì anh chị tôi lấy lí do mẹ không để lại di chúc và đến đòi chia mảnh đất. Vậy luật sư cho tôi hỏi là di chúc miệng của mẹ tôi có hiệu lực hay không?

person writing will

Luật sư trả lời:

Chào anh, với thông tin anh đã cung cấp cho luật sư thì luật sư có ý kiến tư vấn gửi đến anh như sau:

  • Thứ nhất: Về việc lập di chúc miệng:

Tại Điều 629 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Di chúc miệng thì “Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng”.

Do đó, một người có thể lập di chúc bằng miệng nhưng việc lập di chúc này phải trong trường hợp thực sự cấp thiết do bị bệnh tật hoặc vì các nguyên nhân khác mà không thể lập được di chúc bằng văn bản.

  • Thứ hai: Về tính hợp pháp của di chúc miệng.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 thì: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”.

Như vậy để di chúc miệng có hiệu lực thì di chúc này phải có ít nhất hai người làm chứng và người làm chứng không được thuộc một trong những người sau:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.

Bên cạnh đó, những người làm chứng ngay sau khi chứng kiến việc người lập di chúc di chúc miệng thì phải ghi chép, cùng kí tên hoặc điểm chỉ vào văn bản đó. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng phải đi công chứng, chứng thực di chúc đó.

Từ những quy định luật sư vừa viện dẫn ở trên thì di chúc miệng mà mẹ anh để lại chưa thỏa mãn các yêu cầu này. Chính vì vậy di chúc miệng của mẹ anh để lại không được coi là di chúc hợp pháp.

Do đó, di sản mà mẹ anh để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư Công ty Luật 2A đối với câu hỏi của anh Nguyễn Văn L. Trường hợp khách hàng có nhu cầu nhờ luật sư tư vấn và giải quyết các vấn đề về lập di chúc, thừa kế vui lòng liên hệ:

Công ty Luật 2A.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595.
Zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595
Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Trân trọng cảm ơn!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận