Thời gian nghỉ trong giờ làm việc

Công nhân có được nghỉ trong giờ làm việc? Thời gian nghỉ này là bao lâu? Có được tính lương không?

Nhiều người lao động, công nhân dù đã đi làm rất lâu nhưng đôi khi vẫn không hiểu hết được những quyền lợi mà pháp luật đã quy định nhằm hỗ trợ công nhân, một trong số đó là những quy định về thời gian nghỉ ngơi trong giờ làm việc nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động và tái tạo sức lao động của họ.

Công nhân có được nghỉ trong giờ làm việc?

Để trả lời câu hỏi này luât sư giỏi Bình Dương, Long An, Dĩ An, Thuận An xin dẫn quy định của pháp luật như sau:

Căn cứ Điều 108 Bộ luật lao động 2012 thì nghỉ trong giờ làm việc được quy định như sau:

1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.

3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.

Ví dụ: anh A làm việc theo ca 8 tiếng từ 6 giờ đến 14 giờ. Vậy theo quy định anh A sẽ được nghỉ 30 phút giữa giờ trong khoảng từ 6 giờ đến 14 giờ. Anh A chỉ phải làm việc thực tế 7h30 phút.

Ngoài ra, căn cứ Điều 5 Nghị định 45/NĐ-CP thì ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.

Một số trường hợp đặc thù khác người lao động được nghỉ giữa giờ như:

  • Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
  • (Ví dụ: ông A làm vận hành máy, cứ sau 1 tiếng phải cho máy nghỉ 5 phút để máy nguội, như vậy việc nghỉ 5 phút sau 1 tiếng vẫn được tính vào thời gian làm việc).
  • Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
  • (Nhu cầu sinh lý ở đây là việc uống nước, đi vệ sinh…)
  • Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • (Ví dụ: Chị A mới sinh con được 4 tháng đã đi làm việc, mỗi ngày chị sẽ được nghỉ thêm 1 giờ so với những lao động khác)
  • Nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh.
  • (Đây là việc khá khó nói với nhiều chị em, do đó có thể lên danh sách để gửi lên tổ trưởng hay người quan lý trực tiếp để được giải quyết)
  • Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
  • (Ví dụ: hỏng máy, sự cố cháy nổ, bảo trì thiết bị)
  • Thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  • Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
  • Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp luật về công đoàn.
  • Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.
  • Lưu ý tất cả thời gian nghỉ ngơi trên vẫn được tính lương và tính vào thời gian làm việc của người lao động.
  • Mọi ý kiến thắc mắc hoặc yêu cầu luật sư tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật 2A theo thông tin dưới đây:

    Công ty Luật 2A.

    Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

    Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận