Luật sư tư vấn sa thải người lao động trái pháp luật

Luật sư tư vấn sa thải người lao động trái pháp luật.

Yêu cầu tư vấn:

Chào luật sư, tôi tên Lê Thị L, sinh năm 1982, hiện là Công nhân của Công ty TNHH may HP, trụ sở tại: khu phố Bình Đáng, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Vừa qua tôi gặp một vấn đề rất bức xúc, mong luật sư tư vấn giúp tôi.

Đợt nghỉ tết âm lịch vừa qua (2020), theo quy định của Công ty thì Công ty cho Công nhân nghỉ tết từ ngày 28/12/2019 tới ngày 06/01/2020 âm lịch. Tuy nhiên do tôi quê ở Thanh Hóa, tôi đã lỡ mua vé xe về quê từ ngày 26/12/2019 âm lịch nên tôi xin nghỉ trước 02 ngày. Tôi có làm đơn xin phép và gửi cho phòng nhân sự của Công ty.

Tới ngày 06/01/2020 âm lịch, tôi vào làm việc lại thì bị quản lý gọi lên làm viêc, sau khi làm việc họ đưa cho tôi một quyết định sa thải với lý do tôi tự ý nghỉ việc tại Công ty không xin phép. Quá bất ngờ về việc này, tôi đã yêu cầu được lên gặp giám đốc để làm việc nhưng không được giải quyết.

Nay tôi gửi thư này tới cho luật sư, mong luật sư tư vấn giúp tôi rằng trường hợp này Công ty sa thải tôi có đúng quy định hay không? Làm sao tôi có thể yêu cầu công ty bồi thường thiệt hại cho mình?

Cảm ơn luật sư.

Luật sư trả lời:

Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 thì sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất được áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật của Công ty với mức độ nghiêm trọng, làm cho người sử dụng lao động thấy rằng không thể tiếp tục quan hệ lao động với người lao động này.

Căn cứ vào quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải người lao động trong 03 trường hợp sau:
“1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”.

hinh nha may ư
Bồi thường thiệt hại do sa thải người lao động trái pháp luật.

Ngoài ra, khi thực hiện xử lý kỷ luật sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải thực hiện đúng trình tự quy định tại Điều 123 Bộ luật lao động năm 2012 và Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

  1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.
  2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.
  3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
  4. Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

Theo nội dung chị trình bày bên trên, việc chị nghỉ việc 02 ngày (chưa kết luận việc nghỉ việc này là có phép hay không phép) cũng chưa đủ cơ sở để Công ty sa thải chị. Ngoài ra, Công ty không tiến hành mở cuộc họp xử lý kỷ luật trước khi ban hành quyết định sai thải chị cũng vi phạm nghiêm trọng trình tự xử lý kỷ luật sa thải được Bộ luật lao động quy định.

Từ những lý do trên, chị có quyền yêu cầu công ty bồi thường thiệt hại cho mình về hành vi trái pháp luật mà Công ty đã gây ra.

Về cách thức yêu cầu Công ty bồi thường:

Cách 1: Trực tiếp tới thương lượng, làm việc với phía Công ty.

Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án buộc Công ty phải bồi thường cho chị.

Để biết được các khoản nào được bồi thường, chị có thể liên hệ lại với luật sư để được tư vấn cụ thể hoặc tham khảo tại đây.

Trường hợp có điều kiện, chị nên nhờ luật sư tham gia làm việc với Công ty và với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hỗ trợ chị giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Trên đây là nôi dung tư vấn của Luật sư Công ty Luật 2A về câu hỏi của chị, trường hợp chị còn có thắc mắc mong được luật sư giải đáp thêm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Công ty, chị vui lòng liên hệ:

Công ty Luật 2A.

Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299.

Zalo: 0924 198 299 – Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh

Trân trọng cảm ơn!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest


0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận