Lãi suất theo bộ luật dân sự

Quy định về lãi suất cho vay và các loại lãi suất khác. Luật sư tư vấn về việc vay tiền. Không thỏa thuận lãi suất có đòi được tiền lãi hay không? Chậm trả tiền có thể yêu cầu trả thêm tiền lãi hay không?

Hiện nay các loại hình tín dụng đang có sự phát triển mạnh cả về quy mô và hình thức. Ngoài các tổ chức tín dụng truyền thống như ngân hàng, quỹ tín dụng thì các loại hình tín dụng theo dạng cá nhân với cá nhân, công ty với cá nhân, hụi, họ, phường cũng đang là nguồn huy động vốn của không ít người. “Việc dân sự cốt ở đôi bên” nhưng không vì thế mà nhà nước không có những chính sách nhằm quản lý những quan hệ trên nhằm đảo bảo an ninh, kinh tế, trật tự xã hội. Một trong những công cụ đó chính là lãi suất.

Lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015).

BLDS 2015 không quy định thế nào là lãi suất mà chỉ quy định phần trăm lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận. Sau đây là đình nghĩa về lãi suất một cách dễ hiệu nhất gửi tời bạn đọc.

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm nhất định sinh ra từ giao dịch cho vay giữa các bên. Số tiền này được gọi là tiền lãi mà người vay tiền cần phải trả thêm cho người cho vay. Cụ thể, lãi suất sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm nhân với số tiền gốc theo một thời gian cụ thể được quy ước giữa 2 bên (thường được tính theo tháng hoặc theo năm).

Căn cứ Điều 468 BLDS 2015 về Lãi suất thì “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”

Vậy từ căn cứ trên chúng  ta có thể hiểu rằng việc thỏa thuận về lãi suất là việc của các bên. Tuy vậy, lãi suất theo quy định của BLDS 2015 có 1 mức trần mà các bên không thể thỏa thuận cao hơn đó là 20%/năm tức 1,67%/tháng

Trường hợp lãi suất cho vay vượt quá 10 lần so với lãi tối đa mà pháp luật cho phép là căn cứ để xử lý hình sự với hành vi cho vay nặng lãi.

Các loại lãi suất khác

Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền (Điều 357 BLDS 2015) được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của BLDS 2015; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của BLDS 2015.

Lãi suất do giao vật không đồng bộ (Điều 438 BLDS 2015): Trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất thỏa thuận giữa các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của BLDS 2015; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vật không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được giao đồng bộ.

Cho vay có thỏa thuận lãi mà không nêu rõ lãi suất có đòi lãi được không?

Căn cứ khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 thì việc đòi lãi trong trường hợp có thỏa thuận lãi là hợp pháp, cùng với đó pháp luật cũng xác định rõ khi cả hai bên chỉ thỏa thuận có lãi suất mà không xác định rõ thì được xác định là 10%/năm.

Ngoài ra quy định về lãi suất có những ngoại lệ theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN đó là trường hợp thỏa thuận vay tiền với các tổ chức tín dụng (Ngân hàng, công ty tài chính) thì lãi suất là do 2 bên tự thỏa thuận trừ trường hợp vượt quá mức lãi suất tối đa cho các ngành nghề nông nghiệp, công nghiệp phục vụ suất khẩu, công nghiệp phụ trợ.

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư Công ty Luật 2A, trường hợp chị có mong muốn được tư vấn cụ thể hơn hoặc muốn tìm luật sư giỏi để hỗ trợ chị soạn đơn, làm việc với cơ quan công an trong vụ án này để yêu cầu bà H phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, chị vui lòng liên hệ luật sư Công ty luật 2A theo thông tin sau:

Công ty luật 2A.

Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Tổng đài tư vấn pháp luật: 0924 198 299.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận