Bố mẹ có phải trả nợ thay cho con không?

Bố mẹ có phải trả nợ thay cho con không?

Bố mẹ có phải trả nợ thay cho con không? Trả nợ thay cho con đã thành niên. Nghĩa vụ trả nợ của con. Tranh chấp hợp đồng vay tài sản.

Câu hỏi tư vấn được gửi về facebook Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh của Công ty Luật 2A từ tài khoản facebook Nguyễn Minh H có nội dung như sau:

Chào luật sư, em trai tôi 23 tuổi đang sống với bố mẹ vì cờ bạc lô đề có vay một khoản tiền khoản 300 triệu từ bên ngoài và hiện đang không còn khả năng chi trả. Việc vay này là tự ý, gia đình không hề hay biết. Tới ngày 10/10/2020 vừa qua có một nhóm người đến nhà để đòi nợ. Bắt bố mẹ tôi phải trả hết nợ cho họ nhưng bố mẹ tôi không đồng ý. Họ dọa nếu không trả hết nợ sẽ cho người tới đập phá đồ đạc và làm đơn khởi kiện. Vậy luật sư cho tôi hỏi bố mẹ tôi có phải trả nợ thay cho em tôi không? Và nếu nhóm người đó đến đập phá đồ đạc thì tôi phải làm gì? Cảm ơn luật sư.

unnamedBố mẹ có phải trả nợ thay cho con?

Luật sư tư vấn:

Chào anh, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tư vấn tới cho Công ty Luật 2A. Với nội dung câu hỏi của anh, chúng tôi có một số ý kiến tư vấn cho anh như sau:

-Thứ nhất : Nghĩa vụ trả nợ của em trai anh hay bố mẹ anh?

Theo nội dung anh trình bày thì em trai anh vì chơi bài bạc thua mà vay tiền của những người khác. Em trai của anh hiện đã 23 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; việc vay mượn tiền này do em trai anh chủ động vay, số tiền vay em trai anh cũng sử dụng để tiêu xài cá nhân. Do đó căn cứ theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay thì em trai anh phải có nghĩa vụ trả tiền nợ gốc và tiền lãi (nếu có) cho bên vay khi đã đến thời hạn hai bên thỏa thuận.

Trường hợp em trai của anh không có khả năng trả nợ mà bên cho vay đã khởi kiện tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền thì em trai của anh sẽ là người có nghĩa vụ trả tiền cho bên cho vay. Bố mẹ của anh không có nghĩa vụ phải trả nợ thay hay liên đới trả nợ với em trai của anh đối với vụ việc này.

Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi của em trai anh thì anh cần làm việc với bên cho vay và em trai của anh để xác định rõ các vấn đề sau:

  • Có việc vay mượn tiền giữa hai bên hay không?
  • Số tiền vay cụ thể là bao nhiêu?
  • Việc vay mượn tiền này có được lập thành hợp đồng bằng văn bản hay chỉ thỏa thuận miệng?
  • Vay có lãi suất hay không có lãi suất, mức lãi suất thỏa thuận cụ thể là bao nhiêu?
  • Em trai của anh đã trả được một phần nào trong khoản tiền đã vay này hay chưa?

Sau khi xác định rõ các vấn đề trên anh và em trai, gia đình anh có thể đưa ra phương án làm việc phù hợp nhất để giải quyết vụ việc với bên cho vay.

-Thứ hai: Nếu như nhóm người tới đập phá đồ đạc :

Nếu người cho vay cố tình cho người đến nhà của bố mẹ anh để đập phá đồ đạc, gây sức ép nhằm buộc em của anh phải trả nợ hoặc bố mẹ anh phải trả nợ thay cho em trai anh thì anh có thể liên hệ cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ. Trường hợp họ đã đập phá tài sản hoặc có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của những người trong gia đình anh thì anh nên làm đơn trình báo cơ quan công an để cơ quan công an xử lý họ về tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 và tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác” theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật 2A đối với câu hỏi của anh, trường hợp anh còn khúc mắc muốn được luật sư tư vấn thêm hoặc có nhu cầu nhờ Luật sư hỗ trợ giải quyết vụ việc, anh vui lòng liên hệ lại với Công ty Luật 2A theo thông tin sau:

Công ty Luật 2A.
Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595.
Zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595
Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng cảm ơn!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận