Làm sao giành quyền nuôi con khi ly hôn

Làm sao giành quyền nuôi con khi ly hôn? Thời gian giải quyết có lâu không? Ly hôn tòa mời mấy lần? Những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Văn phòng Luật sư Dĩ An – Công ty Luật 2A.

Khi giải quyết vụ án ly hôn, Tòa án sẽ xem xét giải quyết về việc quyết định chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng và giải quyết về việc nuôi con sau khi vợ chồng ly hôn.

Đa số, khi ly hôn ai cũng muốn giành quyền nuôi con, tuy nhiên việc nuôi con sẽ do Tòa xem xét, quyết định. Vậy làm sao giành quyền nuôi con khi ly hôn?

Làm sao giành quyền nuôi con khi ly hôn
Đơn khởi kiện ly hôn

Để giúp khách hàng giành được quyền nuôi con sau ly hôn, hôn nay, luật sư hôn nhân và gia đình của Công ty luật sẽ dành thời gian chia sẻ với các bạn cách câu trả lời cho câu hỏi làm sao giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Làm sao giành quyền nuôi con khi ly hôn?

Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình có quy định:

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Như điều khoản trên đã quy định ý kiến của con từ 07 tuổi trở lên chỉ là một căn cứ để Tòa án xem xét giao con cho ai nuôi.

Do đó để Tòa án giải quyết chấp nhận giao con cho vợ hoặc chồng nuôi thì người Tòa án sẽ lưu ý xem xét những vấn đề sau:
1/ Người được trực tiếp nuôi con sau ly hôn phải có việc làm và thu nhập ổn định (đây là nội dung quan trọng nhất để Tòa án xem xét việc giao con cho ai nuôi. Vì vậy cần chuẩn bị đủ các giấy tờ về thu nhập như lương, hoa lợi, lợi tức, thu nhập khác).

2/ Người được trực tiếp nuôi con sau ly hôn phải có điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy con (Mắc dù cha hoặc mẹ có đầy khả năng về tài chính nhưng không có thời gian để chăm sóc yêu thương trẻ thì đây cũng là căn cứ để Tòa án xem xét).
3/ Người được trực tiếp nuôi con sau ly hôn phải có chỗ ở ổn định (Điều này ảnh hướng đến việc học hành và phát triển ổn định của trẻ)
4/ Người được trực tiếp nuôi con sau ly hôn không có tiền án, tiền sự. (Được xem xét như một khía cảnh ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ bởi việc có tiền án, tiền sự là ngu cơ tiềm ấn sự trưởng thành thiếu giáo dục của trẻ).
5/ Người được trực tiếp nuôi con sau ly hôn không có hành vi ngược đãi, bạo hành đối với trẻ em hoặc với con của mình. (tránh tình trạng xấu cho trẻ vì những người này có nguy cơ cao tiếp tục những hành vi đã thực hiện).
6/ Ý kiến, nguyện vọng của con mong muốn được ở với người đó sau khi vợ chồng ly hôn.
Vì vậy, để giành được quyền nuôi con khi ly hôn thì các bạn cần lưu ý những vấn đề trên và chuẩn bị các chứng cứ chứng minh cho Tòa án thấy mình là người có đủ những điều kiện trên để yêu cầu Tòa giao con cho mình được trực tiếp nuôi dưỡng.

ly hon 3

Thời gian giải quyết ly hôn có lâu không?

Đối với tranh chấp ly hôn, nuôi con thì thời gian giải quyết kéo dài 4 – 6 tháng. Tuy nhiên khi bạn sử dụng dịch vụ ly hôn trọn gói của Văn phòng Luật sư Dĩ An, bạn sẽ được rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục chỉ còn 3-4 tháng.

Quan trọng, dịch vụ chúng tôi đã hỗ trợ trọn gói, bạn không phải mất thời gian đi lại nhiều lần, mọi giấy tờ và thủ tục đều được đội ngũ Luật sư hỗ trợ thực hiện từ A đến Z.

Ly hôn Tòa mời mấy lần?

Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự về quyền và nghĩa vụ của đương sự thì đương sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.

Trong quá trình giải quyết vụ án Ly hôn, Tòa án sẽ triệu tập các đương sự lên để giải quyết vụ án. Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự thì tòa án sẽ triệu tập các đương sự 2 lần để giải quyết vụ án. Trong trường hợp các đưng sự vắng mặt thì sẽ giải quyết như sau:

– Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất:

Đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa. Nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

– Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai:

Đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.

Trong trường hợp không có lý do và cũng không có người đại diện hợp pháp tham gia phiên tòa hoặc đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện, Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định nếu trên nên.

Trên thực tế, người giải quyết hồ sơ có thể triệu tập nhiều hơn 2 lần vì xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ việc. Trường hợp bạn không lên thì phải làm đơn xin giải quyết vắng mặt hoặc gửi văn bản ý kiến nhưng việc lên trực tiếp sẽ đảm bảo quyền lợi của bạn hơn.

luat su di an 1

Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, tham gia giải quyết tranh chấp cho khách hàng trong tất cả các lĩnh vực, Công ty Luật 2A luôn tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất cho khách hàng. Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Công ty luật 2A.

Địa chỉ: Số 26 đường T, trung tâm hành chính Dĩ An, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595

Zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595

Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh

Trân trọng cảm ơn!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận