Trường hợp nào được đòi tiền phạt cọc
Trường hợp nào được đòi tiền phạt cọc?
Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm được Bộ luật dân sự quy định nhằm đảm bảo viêc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Vậy trong trường hợp nào người đặt cọc được đòi tiền phạt cọc? Trường hợp nào người đặt cọc không thể đòi được tiền phạt cọc? Trường hợp nào người đặt cọc bị mất cọc? Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của luật sư Công ty Luật 2A để có câu trả lời nhé.
Quy định về đặt cọc tại Bộ luật dân sự năm 2015
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bên cạnh đó, theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP thì thoả thuận về đặt cọc là một giao dịch dân sự; do đó, việc đặt cọc chỉ có hiệu lực khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2005 và phải được lập thành văn bản (có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính).
Trong trường hợp có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thoả thuận khác về việc xử lý đặt cọc, thì việc xử lý được thực hiện như sau:
Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 363 BLDS.
Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.
Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu. Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu và hợp đồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 146 BLDS.
Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và c mục 1 này, nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc.
Căn cứ vào các quy định nêu trên thì có thể xác định các trường hợp sau đây sẽ được đòi tiền phạt cọc:
- Bên nhận đặt cọc từ chối giao kết hoặc thực hiện hợp đồng
- Bên nhận đặt cọc có lỗi làm cho hợp đồng không giao kết hoặc thực hiện được
Trường hợp sau đây sẽ không đòi được tiền phạt cọc:
- Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do không tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
- Các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu
- Cả hai bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan
Trường hợp sau đây người đặt cọc bị mất tiền cọc
- Hợp đồng đặt cọc có hiệu lực mà người đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng.
Trên đây là bài viết “trường hợp nào được đòi tiền phạt cọc” của Công ty Luật 2A, Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về đặt cọc hoặc hỗ trợ giải quyết các tranh chấp về đặt cọc vui lòng liên hệ với Công ty Luật 2A theo thông tin dưới đây:;
Công ty Luật 2A.
Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595.
Zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595
Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng cảm ơn!
Bài viết liên quan
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương. Đặt cọc tại Bình Dương. Hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. […]
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. […]
Hướng dẫn sang tên nhà đất tại Bình Dương
Hướng dẫn sang tên nhà đất tại Bình Dương. Sang tên nhà đất tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. Thủ tục sang tên nhà […]
Luật sư làm chứng tại Bình Dương
Luật sư làm chứng tại Bình Dương. Làm chứng tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. Lập di chúc tại nhà ở Bình Dương. Lập […]
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Hồ sơ khởi kiện tại Bình Dương. Luật sư […]