Thủ tục khởi kiện tranh chấp lao động tại Bình Dương

Thủ tục khởi kiện tranh chấp lao động tại Bình Dương- Trong thời gian qua, trên khu vực Bình Dương diễn ra nhiều vụ việc chủ doanh nghiệp bỏ trốn, công nhân bị buộc nghỉ việc, người lao động bị nợ lương dẫn đến nhiều bất ổn trong đời sống của anh chị em công nhân. Để bảo vệ quyền lợi của mình thì có nhiều phương án, trong đó có việc khởi kiện ra Tòa án để được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Vậy làm thế nào để khởi kiện 1 vụ án lao động ra tòa án có thẩm quyền? Thủ tục ra sao? là điều mà nhiều anh chị em còn thắc mắc. Sau đây Luật sư công ty luật 2A sẽ trình bày 1 cách khái quát nhất quy trình để khởi kiện 1 vụ án lao động như sau:

Thủ tục khởi kiện tranh chấp lao động tại Bình Dương
Thủ tục khởi kiện tranh chấp lao động tại Bình Dương

Chuẩn bị chứng cứ, hồ sơ khởi kiện tại Bình Dương

Để khởi kiện một tranh chấp về lao động bạn cần chuẩn bị các Chứng cứ, hồ sơ sau đây trước khi nộp đơn ra tòa án:

  • Giấy tờ nhân thân: Là giấy tờ chứng minh về mặt pháp lý của cá nhân như CCCD, giấy tờ cư trú;
  • Giấy tờ về việc giao kết hợp đồng lao động: Để chứng minh mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Tùy từng tình huống mà những giấy tờ này có thể khác nhau như Hợp đồng lao động, Thể nhân viên, sổ bảo hiểm xã hội, ghi âm, ghi hình…
  • Các giấy tờ chứng minh thiệt hại: Để chứng minh thiệt hại bạn cần các giấy tờ chứng minh về thu nhập, lợi ích bị mất như bảng lương, sao kê tài khoản ngân hàng, BHXH…
  • Đơn khởi kiện vụ án lao động theo đúng quy định của pháp luật.

Quy trình làm việc tại Tòa án Bình Dương trong vụ án Lao động

Bước 1: Bạn nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền;

Căn cứ quy định của pháp luật về tòa án có thẩm quyền:

Điều 32. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết.

3. Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:

a) Tranh chấp về học nghề, tập nghề;

b) Tranh chấp về cho thuê lại lao động;

c) Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn;

d) Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

4. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.

5. Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Cấp tòa án có thẩm quyền

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Tòa án ở đâu có thẩm quyền

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Bước 2: Tham gia làm việc tại Tòa án, cung cấp lời khai, chứng cư cho Tòa án để tòa án giải quyết vụ án.

Bước 3: Tham gia xét xử để giải quyết Vụ án

Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành bản án

Quý khách hàng cần tìm luật sư tư vấn Thủ tục khởi kiện tranh chấp lao động tại Bình Dương, tìm dịch vụ khởi kiện lao động tại Bình Dương vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các thông tin sau:

Công ty Luật 2A

Địa chỉ: Số 26 đường T, trung tâm hành chính Dĩ An, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Điện thoại:  0924 198 299 – 0971 491 595 

Zalo:  0924 198 299 – 0971 491 595 

Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận