Thủ tục để khởi kiện đòi nợ
Vay tài sản đã xuất hiện trong đời sống con người từ 20.000 năm trước. Vay tài sản cũng giống như mua bán xuất hiện từ khá sớm và thành một nhu cầu thiết yếu của người dân. Mục đích của việc vay tài sản có nhiều loại như vay để kinh doanh, vay để tiêu dùng, vay để trả nợ… Quy định của pháp luật về vay tài sản khá đơn giản và thuận tiện cho người dân, giao dịch này có thể chỉ cần thỏa thuận bằng miệng hoặc lập thành văn bản.
Các dạng hợp đồng vay phổ biến hiện nay:
Hiện nay nếu xét theo tài sản bảo đảm thì có 2 dạng hợp đồng vay phổ biến là vay có tài sản bảo đảm và vay không có tài sản bảo đảm.
Vay có tài sản bảo đảm:
Đây là dạng vay phổ biến tại các ngân hàng, đặc điểm của những hợp đồng vay này là thường được lập thành văn bản. Kèm theo hợp đồng vay hai bên sẽ giao kết hợp đồng thế chấp đối với tài sản bảo đảm, hợp đồng thế chấp bắt buộc phải được Công chứng, chứng thực và phải được đăng ký mới có giá trị pháp lý. Số tiền vay của loại hợp đồng này thường rất lớn từ vài trăm triệu đến hàng trăm tỷ đồng với mức lãi suất không cố định. Cùng với đó, đối với vay có tài sản đảm bảo thì Bên cho vay thường giữ các loại giấy tờ sở hữu của tài sản đảm bảo nhằm ngăn chăn việc chuyển dịch tài sảm đảm bảo trong thời gian thế chấp.
Vay không có tài sản đảm bảo:
Đây là dạng vay phổ biến trong xã hội. Đặc điểm của dạng vay này là thường không được lập thành văn bản hoặc được lập thành văn bản nhưng không có công chứng, chứng thực. Việc vay mượn dựa trên uy tín, sự tin tưởng lẫn nhau nên không đòi hỏi tài sản đảm bảo. Về lãi suất thì có thể có hoặc không. Đây cũng là hình thức vay dễ nảy sinh tranh chấp, khó đòi được tiền cho vay do thiếu các giấy tờ chứng minh về việc vay tài sản, người vay trốn tránh nghĩa vụ trả nợ bằng việc tẩu tán tài sản. Sau đây Luật sư Công ty Luật 2A sẽ hướng dẫn các bạn cách để khởi kiện yêu cầu người vay trả lại tài sản và lãi suất (nếu có) đối với hợp đồng vay tài sản.
Các giấy tờ cần chuẩn bị để khởi kiện
Đơn khởi kiện (chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn làm đơn khởi kiện và trình bày rõ ràng sự việc cũng như yêu cầu của bạn)
Giấy tờ về nhân thân của người cho vay như CMND, CCCD, Hộ chiếu, sổ hộ khẩu.
Hợp đồng vay (nếu có)
Giấy tờ về nhân thân của người vay.
Trường hợp thiếu một trong các giấy tờ trên có thể liên hệ Luật sư Công ty Luật 2A để được hỗ trợ.
Các bước để khởi kiện tranh chấp về hợp đồng vay tài sản.
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
Bước 2: Bổ sung hồ sơ (nếu có), nộp tiền tạm ứng án phí;
Bước 3: Tham gia phiên hòa giải, tiếp cận và công khai chứng cứ;
Bước 4: Tham gia phiên tòa xét xử (nếu không hòa giải được)
Trên thực tế, đương sự có thể phải đi lại nhiều lần khi giải quyết vụ án chứ không đơn giản chỉ tới làm việc theo 4 bước như trên.
Để được tư vấn pháp luật miễn phí và sử dụng dịch vụ của Công ty Luật 2A, Quý khách hàng vui lòng liên hệ luật sư theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật 2A.
Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595
Zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595
Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng cảm ơn!
Bài viết liên quan
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương. Đặt cọc tại Bình Dương. Hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. […]
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. […]
Luật sư làm chứng tại Bình Dương
Luật sư làm chứng tại Bình Dương. Làm chứng tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. Lập di chúc tại nhà ở Bình Dương. Lập […]
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Hồ sơ khởi kiện tại Bình Dương. Luật sư […]
Thủ tục khởi kiện tại Tòa án Dĩ An
Thủ tục khởi kiện tại Tòa án Dĩ An. Khởi kiện tại Tòa án Dĩ An. Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án Dĩ An. […]