Thời giờ nghỉ ngơi đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Thời giờ nghỉ ngơi đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Yêu cầu tư vấn

Em đang có một vấn đề cần tư vấn, mong luật sư giải đáp giúp em. Em tên M, sinh năm 1993, đang làm công nhân tại một công ty ở phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Tháng 9/2019 em vừa mới sinh con đầu lòng, bé hiện tại được khoảng 5 tháng. Tới cuối tháng 2/2020 em phải đi làm lại nên phải để con em ở nhà. Do bé hay quấy khóc nên để bé ở nhà cả ngày em không yên tâm, vì thế em muốn buổi trưa được về nhà chăm bé. Hôm qua em có nhờ bạn ở Công ty lên gặp quản lý để hỏi về việc này nhưng quản lý xưởng của em không đồng ý. Vì thế Luật sư cho em hỏi theo quy định của luật thì em có thể xin nghỉ một lúc buổi trưa để về nhà chăm bé được không? Cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn

Cảm ơn em đã gửi câu hỏi về cho luật sư, qua nội dung trình bày của em, luật sư lao động của Công ty Luật 2A có ý kiến tư vấn cho em như sau:

Bộ luật lao động năm 2012 cũng như các bộ luật lao động khác của Việt Nam trước đây đều có quy định rất ưu đãi cho người lao động nữ, đặc biệt là lao động nữ đang mang thai và đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Các vấn đề người lao động nữ đang mang thai và đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được ưu đãi như: Công việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tạm hoãn hợp đồng lao động, đảm bảo việc làm, hưởng trợ cấp khi khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm con ốm, xử lý kỷ luật lao động…

ld2
Thời giờ nghỉ ngơi đối với lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Theo đó Bộ luật lao động 2012 quy định về việc bảo vệ thai sản đối với lao động nữ cụ thể như sau:

Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động”.

Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 7. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ

1. Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.

2. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:

a) Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;

b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

c) Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

3. Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:

a) Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi;

b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

4. Người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.

5. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động”.

Căn cứ vào những quy định này thì việc em có mong muốn được nghỉ để về chăm em bé là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Việc quản lý xưởng của em không đồng ý cho em nghỉ đã xâm phạm tới quyền lợi của em được pháp luật quy định.

Theo quy định trên thì thời gian nghỉ này chỉ khoảng 60 phút. Để có thêm thời gian chăm sóc con, em có thể trao đổi với với Công ty gộp chung thời gian nghỉ giữa ca của em (theo quy định của luật là 30 phút) và thời gian nghỉ trên thành một. Đồng thời tạo điều kiện cho em được nghỉ vào buổi trưa để em có thể trở về nhà chăm sóc cho con.

Trường hợp phía Công ty của em vẫn không chấp nhận cho em nghỉ theo quy định trên thì em có thể liên hệ lại với Luật sư để Luật sư hỗ trợ em làm việc với Công ty để yêu cầu Công ty thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư lao động Công ty Luật 2A, nếu em còn khúc mắc muốn được luật sư tư vấn thêm, em vui lòng liên hệ Luật sư theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật 2A.

Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299.

Zalo: 0924 198 299 – Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh

Trân trọng cảm ơn!

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận