Mã số thuế của hộ kinh doanh với mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh có khác nhau
Mã số thuế của hộ kinh doanh với mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh có khác nhau?
Hộ kinh doanh cá thể là cá nhân hoặc hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh.bKhi đăng ký thành lập hộ kinh doanh, cùng với việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh để hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người vẫn có sự hiểu lầm vễ mã số thuế đối với hộ kinh doanh và mã số thuế đối với cá nhân đại diện hộ kinh doanh.
Do vậy nay Công ty Luật 2A sẽ có bài viết để giúp Quý khách hàng có cái nhìn tổng quát về vấn đề trên.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 luật Quản lý thuế năm 2019 thì mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.
Cùng với đó, theo quy định tại Điều 30 Luật quản lý thuế năm 2019 thì việc cấp mã số thuế được thực hiện như sau:
“a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế;
b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
c) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
d) Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;
đ) Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên;
e) Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh”.
Trên thực tế thì rất nhiều người nhầm lẫn, hiểu rằng mã số thuế đối với hộ kinh doanh và mã số thuế đối với cá nhân đại diện hộ kinh doanh là khác nhau. Tuy nhiên theo các quy định trên thì mã số thuế cấp cho hộ kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ kinh doanh. Vì thế mã số thuế của hộ kinh doanh chính là mã số thuế thu nhập cá nhân của người đại diện hộ kinh doanh.
Vậy việc mã số thuế của hộ kinh doanh và mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh là một có ảnh hưởng gì đối với cá nhân đại diện hộ kinh doanh không?
Cá nhân chỉ được cấp duy nhất 1 mã số thuế, mã số thuế này sẽ được cá nhân sử dụng trong suốt cuộc đời. Do vậy nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh đối với nhà nước cũng là nghĩa vụ của người đại diện hộ kinh doanh. Qua đây có thể kết luận kể từ khi hộ kinh doanh bắt đầu hoạt động cho tới khi chấm dứt hoạt động thì nghĩa vụ nộp thuế của hộ kinh doanh chính là nghĩa vụ nộp thuế của người đại diện hộ kinh doanh.
Cách tính thuế của hộ kinh doanh hoàn toàn khác với cách tính thuế của doanh nghiệp. Thuế đối với hộ kinh doanh được tính theo phương thức tính thuế khoán, doanh thu tính thuế sẽ được tính theo năm. Do vậy có thể hộ kinh doanh không hoạt động, không phát sinh thu nhập (trong trường hợp không thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể) nhưng vẫn phải nộp thuế.
Hiện nay, khá nhiều hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động nhưng khi chấm dứt hoạt động không báo cáo, không thực hiện thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động dẫn tới số thuế của hộ kinh doanh vẫn được tiếp tục tính, làm cho khoản nợ thuế của cá nhân đại diện hộ kinh doanh ngày càng nhiều lên mà chính cá nhân này cũng không hay biết.
Đặc biệt hơn, việc hoàn thành nghĩa vụ thuế còn nợ đối với nhà nước sẽ được chuyển giao cho người thừa kế của người nộp thuế theo quy định tại Điều 69 luật Quản lý thuế năm 2019. Cụ thể:
“Điều 69. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự
- Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết do người được thừa kế thực hiện trong phần tài sản của người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết để lại hoặc phần tài sản người thừa kế được chia tại thời điểm nhận thừa kế. Trong trường hợp không có người thừa kế hoặc tất cả những người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế thì việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự do người quản lý tài sản của người mất tích hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện trong phần tài sản của người đó.
- Trường hợp Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì số nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã xóa theo quy định tại Điều 85 của Luật này được phục hồi lại, nhưng không bị tính tiền chậm nộp cho thời gian bị tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự”.
Do vậy, khi có dự định đăng ký thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, Quý khách hàng cần đặc biệt lưu ý những vấn đề trên.
Với nội dung bài viết này, luật sư Công ty luật 2A rất mong Quý khách hàng tham khảo, chia sẻ để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi, vui lòng liên hệ:
Công ty luật 2A.
Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299.
Zalo: 0924 198 299 – Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng cảm ơn!
Bài viết liên quan
Tư vấn pháp luật miễn phí tại Dĩ An
Tư vấn pháp luật miễn phí tại Dĩ An. Tư vấn pháp luật tại Dĩ An. Luật sư giỏi tại Dĩ An. Văn phòng luật […]
Soạn đơn khởi kiện tại Dĩ An
Soạn đơn khởi kiện tại Dĩ An. Soạn đơn khởi kiện tại Dĩ An. Dịch vụ soạn đơn khởi kiện tại Dĩ An. Làm đơn […]
Số điện thoại luật sư Dĩ An
Số điện thoại luật sư Dĩ An Số điện thoại luật sư Dĩ An. Luật sư Dĩ An. Văn phòng luật sư Dĩ An. Tư […]
Tư vấn luật miễn phí tại Dĩ An
Tư vấn luật miễn phí tại Dĩ An Tư vấn luật miễn phí tại Dĩ An. Luật sư tư vấn miễn phí tại Dĩ An. […]
Số điện thoại Tòa án thành phố Biên Hòa
Số điện thoại Tòa án thành phố Biên Hòa Số điện thoại Tòa án thành phố Biên Hòa. Tòa án thành phố Biên Hòa. Thông […]