Làm sao để buộc đối tác trả tiền hàng còn nợ nhanh nhất?
Làm sao để buộc đối tác trả tiền hàng còn nợ nhanh nhất?
Yêu cầu tư vấn:
Chào luật sư, tôi tên Hoàng Trung T, sinh năm 1988, tôi hiện làm nhân viên kinh doanh cho Công ty điện VT. Năm 2018, tôi có giới thiệu sản phẩm của Công ty chúng tôi tới Công ty cổ phần xây lắp MN. Sau đó các bên đã tiến hành giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với nhau. Theo thỏa thuận thì sau khi Công ty tôi giao hàng và xuất hóa đơn, Công ty MN sẽ thanh toán tiền hàng của đợt hàng vừa xuất. Tuy nhiên những đợt hàng cuối năm 2019, chúng tôi đã xuất hàng cho Công ty MN nhưng sau đó Công ty MN không thanh toán tiền hàng. Tháng 01/2020, hai bên đã làm biên bản xác nhận công nợ xác nhận lại số tiền Công ty MN còn nợ công ty chúng tôi hơn 3 tỷ đồng và hẹn 03 tháng sau sẽ trả nhưng tới nay Công ty MN vẫn chưa trả. Nay tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi cách thức nào để đòi lại tiền Công ty MN còn nợ một cách nhanh nhất?
Luật sư tư vấn:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn tới cho luật sư Công ty Luật 2A, với nội dung câu hỏi của bạn, luật sư có ý kiến tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 50 Luật thương mại 2005 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về nghĩa vụ thanh toán thì bên mua phải thanh toán tiền mua hàng như sau:
“Điều 50. Thanh toán
1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.
2. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
3. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra”.
Theo nội dung bạn trình bày, hai bên có thỏa thuận thời điểm thanh toán là khi Công ty bạn xuất hàng và xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho Công ty MN. Tuy nhiên sau khi nhận hàng và hóa đơn giá trị gia tăng của Công ty bạn, Công ty MN tới nay vẫn chưa thanh toán tiền mua hàng. Hai bên cũng đã có biên bản xác nhận công nợ với nhau, Công ty MN thừa nhận còn nợ tiền hàng của Công ty bạn. Chính vì vậy, Công ty bạn hoàn toàn có quyền đòi lại tiền hàng mà Công ty MN còn thiếu.
Làm sao để buộc đối tác trả tiền hàng còn nợ nhanh nhất?
Làm sao để buộc đối tác trả tiền hàng còn nợ nhanh nhất là một trong những câu hỏi Công ty chúng tôi thường xuyên nhận được từ phía khách hàng. Do vậy sau đây chúng tôi sẽ đưa ra các cách thức để giúp Công ty bạn đòi lại tiền hàng đối tác còn nợ một cách nhanh nhất.
Cách 1: Nhờ luật sư tham gia thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Nhờ luật sư tham gia thương lượng để đề nghị đối tác thanh toán tiền nợ là việc Công ty bạn sẽ ủy quyền cho luật để luật sư đại diện Công ty bạn liên hệ, gặp gỡ, trao đổi với Công ty MN để đề nghị Công ty MN thanh toán tiền hàng. Trong quá trình làm việc, luật sư sẽ sử dụng chuyên môn và nghiệp vụ của mình để thuyết phục Công ty MN trả tiền hàng còn thiếu cho Công ty bạn.
Lợi ích của việc sử dụng biện pháp này là Công ty bạn sẽ không phải trực tiếp đứng ra làm việc, tiết kiệm thời gian, chi phí mà hiệu quả công việc đạt được rất cao.
Cách 2: Nhờ luật sư đứng ra hoà giải tranh chấp
Nhờ luật sư đứng ra hoà giải tranh chấp là việc luật sư sẽ đứng giữa các bên với vai trò trung gian. Luật sư sẽ chủ động làm việc với các bên để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các bên. Đồng thời, luật sư sẽ đưa ra các giải pháp nhằm giúp các bên tìm được tiếng nói chung và sớm đi tới thống nhất về việc giải quyết tranh chấp.
Lợi ích của việc sử dụng biện pháp này là các bên sẽ có thời gian để gặp gỡ, trao đổi. Khi giải quyết tranh chấp các bên đều đạt được mục đích của mình, không bên nào phải chịu thiệt thòi. Hiệu quả giải quyết công việc cao, chi phí thấp.
Cách 3: Khởi kiện tại Toà án hoặc Trọng tài thương mại
Trong trường hợp thương lượng, hoà giải không thành, để bảo vệ quyền lợi của mình thì Công ty bạn có quyền khởi kiện tại Toà án hoặc Trọng tài thương mại để đề nghị các cơ quan này giải quyết tranh chấp. Việc lựa chọn cơ quan nào giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp hợp đồng không có thoả thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp thì Công ty bạn có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi Công ty MN có trụ sở chính.
Lợi ích của việc sử dụng biện pháp này là quyết định của Toà án hoặc trọng tài là quyết định bắt buộc các bên phải thi hành. Nếu Công ty MN không tự nguyện thi hành thì Công ty bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành.
Tuy nhiên khi sử dụng biện pháp này, các bên sẽ tốn khá nhiều thời gian, án phí, lệ phí Toà án hoặc chi phí tố tụng trọng tài.
Căn cứ vào ưu điểm của các cách thức nói trên, Công ty bạn có thể lựa chọn cách nào phù hợp nhất để thực hiện để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư đổi với vâu hỏi của bạn, trường hợp bạn còn ý kiến thắc mắc muốn được luật sư tư vấn thêm hoặc Công ty bạn có mong muốn nhờ luật sư của Công ty chúng tôi hỗ trợ giải quyết vụ việc, bạn vui lòng liên hệ lại với Công ty Luật 2A theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật 2A.
Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595.
Zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595
Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng cảm ơn!
Bài viết liên quan
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. […]
Luật sư làm chứng tại Bình Dương
Luật sư làm chứng tại Bình Dương. Làm chứng tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. Lập di chúc tại nhà ở Bình Dương. Lập […]
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Hồ sơ khởi kiện tại Bình Dương. Luật sư […]
Số điện thoại Tòa án Thuận An
Số điện thoại Tòa án Thuận An. Số điện thoại Tòa án thành phố Thuận An. Điện thoại của Tòa án Thuận An. Thông tin […]
Mẫu đơn khởi kiện tại Bình Dương
Mẫu đơn khởi kiện tại Bình Dương. Đơn khởi kiện tại Bình Dương. Làm đơn khởi kiện tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. Đơn […]