Lái xe đâm chết người phải bồi thường bao nhiêu tiền

Lái xe đâm chết người phải bồi thường bao nhiêu tiền?

Lái xe đâm chết người phải bồi thường bao nhiêu tiền. Mức bồi thường khi gây tai nạn giao thông chết người. Trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn chết người. Luật sư tư vấn bồi thường khi lái xe gây tai nạn chết người.

Yêu cầu tư vấn:

Xin chào luật sư, tôi tên Nguyễn Văn M, sinh năm 1988, tôi hiện đang sống tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn về trách nhiệm bồi thường khi lái xe đâm chết người. Tôi làm nghề lái xe tải được 10 năm, đầu tháng 09/2020 trên đường đi từ Đồng Nai về Mỹ Phước vì thiếu quan sát nên khi chuyển sang làn đường khác tôi có đâm vào một chú lái xe máy đi cùng chiều làm chú ấy ngã vào gầm xe của tôi và đã chết. Sau khi xảy ra sự việc công an có đến hiện trường làm việc và mời tôi về trụ sở công an để giải quyết, sau đó 2 ngày họ đã thả tôi về. Tôi và gia đình tôi cũng đã chủ động liên hệ gia đình chú kia để gửi tiền hương khói cho chú ấy nhưng gia đình chú ấy đòi tôi phải bồi thường hơn 400 triệu đồng nhưng tôi không đồng ý. Tôi thì không biết luật nên muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi trong trường hợp này tôi phải bồi thường cho gia đình chú kia bao nhiêu tiền? Cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Lời đầu tiên Công ty Luật 2A xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới anh vì anh đã tin tưởng và gửi thư tư vấn tới cho Công ty chúng tôi. Sau khi tham khảo nội dung câu hỏi của anh, Công ty Luật 2A có ý kiến tư vấn cho anh như sau:

Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”.

Căn cứ vào quy định trên và đối chiếu với vụ việc của anh thì việc tai nạn trên xảy ra là do anh thiếu quan sát khi chuyển làn đường gây ra tai nạn cho người đi xe máy, do vậy nguyên nhân xảy ra vụ việc có lỗi của anh nên anh có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người bị nạn.

tai nan gt 1
Tư vấn bồi thường thiệt hại khi lái xe đâm chết người gọi 0924 198 299 – 0971 491 595
Về mức bồi thường thiệt hại khi lái xe đâm chết người.

Khi có hành vi gây thiệt hại thì các bên có thể chủ động thỏa thuận mức bồi thường sao cho phù hợp với hoàn cảnh của các bên, thiệt hại thực tế mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu. Tuy nhiên theo nội dung anh trình bày thì gia đình bên đang yêu cầu anh phải bồi thường cho họ số tiền cụ thể là 400 triệu đồng và anh không đồng ý với mức này. Do đó việc thỏa thuận về mức bồi thường giữa hai bên hiện khó có thể đạt được.

Theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại khi khi tính mạng bị xâm phạm được xác định như sau:

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

Căn cứ với quy định này và nội dung anh trình bày thì luật sư có ý kiến tư vấn cho anh các thiệt hại và số tiền anh phải bồi thường như sau:

  1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: Theo như anh trao đổi thì sau khi xảy ra tai nạn thì người bị nạn đã chết, không trải qua quá trình điều trị tại bệnh viện do vậy thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là không có nên anh không phải bồi thường.
  2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng: Do người bị tai nạn đã chết nên chi phí cho việc mai táng người bị tai nạn anh sẽ có trách nhiệm bồi thường. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP thì chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Các chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ… sẽ không được chấp nhận.
  3. Tiền cấp dưỡng cho cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng: Theo nội dung câu hỏi của anh thì anh không trình bày cụ thể với luật sư rằng người bị thiệt hại hiện đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ai hay không. Do đó anh cần tìm hiểu về việc này, nếu người bị tai nạn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho những người khác thì anh phải bồi thường cho họ khoản tiền này, nếu không thì anh không cần bồi thường khoản này.
  4. Tiền bồi thường tổn thất về tinh thần: Do việc người bị thiệt hại chết đã làm ảnh hưởng tới tinh thần của những người thân của người bị thiệt hại, do đó anh cần phải bồi thường tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Mức bồi thường tổn thất về tinh thần anh có thể thỏa thuận với gia đình người bị thiệt hại, nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường tổn thất về tinh thần không quá 100 lần mức lương cơ sở. Theo quy định tại Nghị quyết số 86/2019/QH14 thì mức lương cơ sở sau ngày 01/07/2020 là: 1,6 triệu đồng/tháng.

Căn cứ vào hướng dẫn nêu trên của Luật sư, anh có thể chủ động trao đổi với gia đình người bị hại để yêu cầu họ đưa ra các chứng cứ chứng minh cho khoản tiền 400 triệu đồng mà họ yêu cầu anh bồi thường là có căn cứ. Các chứng cứ có thể kể đến như: Biên lai, hóa đơn cho việc mai táng, khâm liệm người bị thiệt hại; giấy tờ thể hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người bị hại đối với người mà người bị hại có nghĩa vụ cấp dưỡng… Dựa vào đó anh có thể đưa ra một số tiền cụ thể để bồi thường cho gia đình người bị thiệt hại. Nếu gia đình họ vẫn không đồng ý thì họ có quyền đề nghị Tòa án giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư Công ty Luật 2A đối với câu hỏi của anh, trường hợp anh còn khúc mắc muốn được tư vấn thêm hoặc có nhu cầu nhờ luật sư hỗ trợ thương lượng với bị hại hoặc tham gia làm việc với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết vụ việc nêu trên anh vui lòng liên hệ lại với Công ty chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty Luật 2A.
Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595.
Zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595
Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng cảm ơn!

Bài viết liên quan:

Các loại thiệt hại được bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông

Gây tai nạn giao thông không chết người có phải đi tù không?

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận