Khi nào thì bị khởi tố vì hành vi cho vay nặng lãi
Khi nào thì bị khởi tố vì hành vi cho vay nặng lãi
Khi có tiền nhàn rỗi thì nhiều người muốn cho vay để có thêm thu nhập từ khoản tiền tiết kiệm của mình. Đặc biệt, trong tình hình dịch bên thì nhu cầu vay tiền càng lớn còn ngân hàng thì giảm lãi xuất huy động đến mức gần như là giữ tiền hộ. Trong khi đó lãi suất cho vay thông thường trong cộng đồng dân cư thường gấp 3 đến 4 lần lãi suất huy động của ngân hàng. Vậy cho vay với lãi suất như thế nào là hợp lý và không vi phạm quy định của pháp luật.
Lãi suất tối đa theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành
Căn cứ Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất trong hợp đồng vay dân sự như sau:
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, lãi suất giới hạn trong hợp đồng vay dân sự là không được vượt quá 20%/năm (tức 1,67%/tháng) của khoản tiền vay.
Khi nào thì bị khởi tố vì hành vi cho vay nặng lãi
Về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2 Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định trên, nếu thực hiện hành vi cho vay với lãi suất trên 100%/năm và thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở hoặc lên đã bị phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị xử lý hình sự.
Để được tư vấn pháp luật miễn phí và sử dụng dịch vụ của Luật sư Công ty Luật 2A, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật 2A theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật 2A.
Địa chỉ: 26 đường T, Trung tâm hành chính Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595
Zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595
Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng cảm ơn
Bài viết liên quan
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương. Đặt cọc tại Bình Dương. Hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. […]
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. […]
Luật sư làm chứng tại Bình Dương
Luật sư làm chứng tại Bình Dương. Làm chứng tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. Lập di chúc tại nhà ở Bình Dương. Lập […]
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Hồ sơ khởi kiện tại Bình Dương. Luật sư […]
Thủ tục khởi kiện tại Tòa án Dĩ An
Thủ tục khởi kiện tại Tòa án Dĩ An. Khởi kiện tại Tòa án Dĩ An. Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án Dĩ An. […]