Đất thừa kế có phải chia khi ly hôn?
Đất thừa kế có phải chia khi ly hôn?
Đất thừa kế có phải chia khi ly hôn? Chia tài sản thừa kế khi ly hôn. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Luật sư tư vấn chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
Yêu cầu tư vấn:
Xin chào luật sư, tôi là Hồ Thị M, sinh năm 1975, hiện tôi đang sống tại khu phố Ngãi Thắng, phường Bình Thắng, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn về việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
Vợ chồng tôi lấy nhau năm 1997, chúng tôi đã có với nhau 2 cháu. Năm 2017 vợ chồng chúng tôi mâu thuẫn nên đã ly thân. Nay chồng tôi làm đơn ly hôn với tôi và yêu cầu Tòa án chia tài sản là thửa đất mà tôi đang ở. Thửa đất này năm 2010 tôi được hưởng thừa kế từ cha mẹ của tôi. Tôi muốn hỏi luật sư là đất thừa kế có phải chia khi ly hôn? Nếu phải chia thì tôi có được chia nhiều hơn vì đây là tài sản cha mẹ tôi cho tôi không? Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Lời đầu tiên Công ty chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn tới chị vì chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến cho Công ty chúng tôi. Với nội dung câu hỏi của chị, luật sư tư vấn hôn nhân gia đình của Công ty Luật 2A có ý kiến tư vấn cho chị như sau:
Theo nội dung chị trình bày thì trong thời kỳ hôn nhân chị có được hưởng thừa kế một thửa đất từ cha mẹ chị. Thế nhưng chị không đề cập tới việc đây là chị được hưởng thừa kế riêng hay vợ chồng chị được thừa kế chung. Chính vì thế luật sư có ý kiến tư vấn cho chị trong 2 trường hợp sau:
1/. Trường hợp thửa đất này chị được thừa kế riêng:
Theo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng thì tài sản riêng của vợ chồng gồm:
Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Dựa vào quy định trên thì nếu tài sản này chị được thừa kế riêng từ cha mẹ (hay nói cách khác là chị là người được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật của cha mẹ chị) thì đây được coi là tài sản riêng của chị. Do vậy tài sản này sẽ không phải chia khi vợ chồng chị ly hôn. Trường hợp sau khi nhận thừa kế thửa đất này, vợ chồng chị có đầu tư xây dựng nhà, công trình trên đất thì chồng chị có quyền yêu cầu chia phần tài sản do vợ chồng chị đầu tư xây dựng, công sức duy trì, tôn tạo làm tăng giá trị đất.
2/. Trường hợp thửa đất này vợ chồng chị được thừa kế chung:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng thì tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Căn cứ vào quy định này thì nếu vợ chồng chị được hưởng thừa kế chung từ cha mẹ chị (hay nói cách khác là anh chị là người được hưởng thừa kế theo di chúc của bố mẹ chị) thì đây sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng. Chính vì vậy chồng chị có quyền yêu cầu Tòa án phân chia khối tài sản này.
Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Cụ thể tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư tư vấn hôn nhân gia đình – Công ty Luật 2A đối với câu hỏi của chị. Nếu chị còn khúc mắc, muốn được luật sư tư vấn thêm hoặc chị có nhu cầu nhờ luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp này, chị vui lòng liên hệ lại với luật sư theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật 2A.
Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595.
Zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595
Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng cảm ơn!
Bài viết liên quan
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương. Đặt cọc tại Bình Dương. Hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. […]
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. […]
Hướng dẫn sang tên nhà đất tại Bình Dương
Hướng dẫn sang tên nhà đất tại Bình Dương. Sang tên nhà đất tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. Thủ tục sang tên nhà […]
Mẹo nhỏ giúp bạn ly hôn nhanh tại Bình Dương
Mẹo nhỏ giúp bạn ly hôn nhanh tại Bình Dương. Ly hôn nhanh tại Bình Dương. Luật sư tư vấn ly hôn tại Bình Dương. […]
Luật sư làm chứng tại Bình Dương
Luật sư làm chứng tại Bình Dương. Làm chứng tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. Lập di chúc tại nhà ở Bình Dương. Lập […]