Đảm bảo hợp đồng vay bằng hợp đồng ủy quyền QSDĐ

Đảm bảo hợp đồng vay bằng hợp đồng ủy quyền QSDĐ

Hiện nay, ở khu vực phía nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… Công ty Luật 2A nhận được nhiều yêu cầu tư vấn có nội dung như:

“Tôi hiện ở Dĩ An, Bình Dương. Tôi có nhu cầu vay vốn nhưng không đáp ứng điều kiện để vay ngân hàng. Tôi được một người quen giới thiệu nơi vay tiền với lãi suất thấp. Tôi đồng ý vay 700 triệu với lãi suất 2%. Người cho vay buộc tôi phải làm 1 hợp đồng ủy quyền với nội dung là Bên cho vay được toàn quyền chuyển nhượng, tặng cho… và phải giao sổ đỏ cho họ giữ. Hàng tháng tôi vấn trả lãi đều đặn nhưng sau 4 tháng thì có 1 nhóm người đến nhà và yêu cầu chúng tôi dọn đồ đi vì nhà đã được họ mua.”

hay “Tôi hiện sống tại Thủ Đức. Do có một khoản vay được đảm bảo bằng chính căn nhà của mình sắp đến hạn nên tôi có tìm đến một số cá nhân chuyên làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng tại địa phương. Họ yêu cầu tôi ký một giấy mượn tiền và sau khi đáo hạn họ yêu cầu tôi ra phòng công chứng để ký hợp đồng ủy quyền. Tôi định rằng sẽ đi vay ngân hàng lại để có tiền trả họ nhưng do bị nợ xấu nên chưa thể trả ngay. Sau 3 tháng quá hạn trả thì có một số người xăm trổ đến nhà tôi đòi nhà và họ cho tôi xem GCN đã sang tên người khác.”

Trên đây là những tình huống khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Bởi lẽ, vay tiền là nhu cầu chính đáng của mỗi người dân nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng để vay ngân hàng vì những thủ tục rắc rối. Chính vì thế, nhiều người đã tìm đến các cá nhân chuyên cho vay với lãi suất cao hơn ngân hàng nhưng nhanh chóng và tiện lợi. Để đảm bảo khoản vay thì không còn cách nào khác người vay phải bảo đảm bằng chính bất động sản của mình. Thay vì thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp như các ngân hàng, các cá nhân này thường sử dụng hình thức hợp đồng ủy quyền để toàn quyền chuyển nhương, tặng cho, thế chấp… đối với quyền SDĐ trên. Cũng chính từ đây những rủi ro và các hành thức lừa đảo tinh vi bắt đầu ra đời.

Các giấy tờ tuyệt đối không được ký khi vay tiền.

Thứ nhất: Hợp đồng ủy quyền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.

Như đã nêu ở trên, các đối tượng thuyết phục người vay bằng những giải thích như đó là một hình thức để đảm bảo hay để phòng trường hợp anh/chị bán rồi trốn mất. Thực tế, đối với các hợp đồng vay giữa cá nhân với cá nhân chủ yếu thực hiện dựa trên sự tin tưởng. Nếu có đảm bảo nghĩa vụ thì thường được quy định luôn trong hợp đồng vay. Việc ký một giấy ủy quyền được phép toàn quyền thì không khác nào bạn đã chuyển nhượng luôn quyền sử dụng đất của mình cho người khác. Dạng ủy quyền này thậm chí còn thường được sử dụng khi đầu cơ bất động sản như một dạng chuyển nhượng.

Thứ hai: Hợp đồng cọc với số tiền cọc bằng chính khoản vay.

Một số trường hợp, bên cho vay yêu cầu bên vay ký kết một hợp đồng đặt cọc. Nhưng khi đã trả gần xong khoản nợ thì đối phương đột ngột khởi kiện để yêu cầu bên vay trả lại tiền cọc và một khoản phạt cọc như trong hợp đồng cọc. Đây là tình huống lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người vay nhằm nhận được một khoản tiền gấp nhiều lần số tiền cho vay ban đầu. Pháp luật rất khó can thiệp trong những tình huống như thế này vì đối tượng cho vay và đối tượng đặt cọc thường là 2 người khác nhau.

Phương án giải quyết khi là nạn nhân của những thủ đoạn trên

Khi là nạn nhân của những thủ đoạn này thì cách duy nhất đó là khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu hủy bỏ những giấy tờ như hợp đồng ủy quyền hay hợp đồng cọc. Qua đó mới có thể chấm dứt những rủi ro do 2 loại hợp đồng này mang lại.

Bài viết này với mục đích để mọi người nhanh chóng nhận ra những rủi ro khi vay tiền mà có ký kết thêm các giấy tờ như hợp đồng cọc, hợp đồng ủy quyền và có biện pháp ngăn chặn sớm. Nếu các bạn có thắc mắc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ Công ty Luật 2A theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật 2A.
Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595.
Zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595
Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng cảm ơn!

 

Bài viết liên quan

  • tach thua

    Thủ tục tách thửa, hợp thửa tại Dĩ An

    Thủ tục tách thửa, hợp thửa tại Dĩ An. Điều kiện tách thửa, hợp thửa tại Dĩ An. Hồ sơ tách thửa, hợp thửa tại Dĩ An. Dịch vụ tách thửa, hợp thửa tại Dĩ An. Văn phòng Luật sư Dĩ An. Do có nhu cầu cần tách thửa, hợp thửa đất nhằm mục đích […]

  • z4394677707716 fd552e41ae7d32faf64aacedc3ce661f

    Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất tại Dĩ An

    Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất tại Dĩ An. Căn cứ chuyển mục đích sử dụng đất tại Dĩ An. Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất tại Dĩ An. Dịch vụ chuyển mục đích sử dụng đất tại Dĩ An. Tại Dĩ An hiện nay, nhu cầu chuyển mục đích sử […]

  • thoi hieu khoi kien doi voi hop dong vay tai san 0410115448

    Tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Dĩ An

    Tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Dĩ An diễn ra khá phổ biến và thường xuyên do thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. Việc tranh chấp phát sinh từ bên vay không thực hiện nghĩa vụ, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bên cho vay. Vậy làm thế nào […]

  • 26670885dc381f664629 1

    Soạn hợp đồng cọc tại Dĩ An

    Soạn hợp đồng cọc tại Dĩ An, giao kết hợp đồng đặt cọc là giao dịch phổ biến ở bất kỳ thời điểm nào. Theo quy định của Bộ Luật dân sự thì Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên […]

  • Quy dinh su dung tai san chung cua vo chong de kinh doanh

    Luật sư khởi kiện chia thừa kế tại Dĩ An

    Luật sư khởi kiện chia thừa kế tại Dĩ An. Thủ tục khởi kiện chia thừa kế tại Dĩ An. Hồ sơ khởi kiện chia thừa kế tại Dĩ An. Dịch vụ thuê Luật sư khởi kiện chia thừa kế tại Dĩ An.  Một trong những tranh chấp phổ biến nhất tại Dĩ An hiện […]

Đặt câu hỏi với luật sư

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.