Con riêng của vợ hoặc chồng có được hưởng thừa kế
Con riêng của vợ hoặc chồng có được hưởng thừa kế?
Câu hỏi từ chị Lã Thị T, sinh năm 1992, cư ngụ tại phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương gửi về Công ty Luật 2A để yêu cầu tư vấn về quyền thừa kế của con riêng. Nội dung câu hỏi cụ thể như sau:
Thưa luật sư, cha mẹ tôi lấy nhau năm 1986, trong thời gian đó, cha tôi có qua lại với một người phụ nữ khác nên năm 1995 người phụ nữ này sinh cho cha tôi 1 người con tên Lã Thành V. Tới năm 2000, cha tôi và người phụ nữ này cắt đứt quan hệ, không qua lại với nhau nữa, anh V ở với người phụ nữ kia. Năm 2018, cha tôi qua đời, trước khi mất cha tôi không để lại di chúc, cha mẹ tôi có 4 người con chung. Nay anh V đến gặp gia đình tôi yêu cầu được nhận phần thừa kế của cha tôi để lại. Luật sư cho tôi hỏi theo quy định về luật thừa kế thì anh V có được hưởng thừa kế của cha tôi để lại không? Nếu được hưởng thì được hưởng như thế nào? Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Công ty chúng tôi rất cảm ơn chị vì đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn tới cho luật sư. Sau khi tham khảo nội dung câu hỏi của chị và các quy định của pháp luật, luật sư Công ty Luật 2A có ý kiến tư vấn cho chị như sau:
1. Con riêng có được hưởng thừa kế không?
Theo nội dung trình bày của chị bên trên thì cha chị trước khi mất không để lại di chúc, do vậy di sản thừa kế của cha chị để lại sẽ được chia theo pháp luật. Căn cứ vào quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì những người sau đây sẽ được hưởng di sản thừa kế của cha chị để lại:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Căn cứ vào quy định này, thì việc chia di sản thừa kế do cha chị để lại sẽ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên, bắt đầu là hàng thừa kế thứ nhất.
Cũng theo quy định nêu trên thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Trong hàng thừa kế thứ nhất thì con đẻ là một trong những đối tượng được nhận thừa kế, mà con đẻ của người đã chết bao gồm cả con riêng (con ngoài giá thú) và con chung (con trong giá thú). Chính vì vậy, trong trường hợp này anh V vẫn được hưởng di sản thừa kế của cha chị để lại.
2. Về phần thừa kế con riêng được hưởng
Theo nội dung vụ việc của chị thì di sản thừa kế cha chị để lại sẽ được chia cho ông bà nội của chị; mẹ chị, 4 người con chung của cha mẹ chị và anh V. Trường hợp cha của chị có cha mẹ nuôi hoặc con nuôi thì sẽ chia cho những người này nữa. Các kỷ phần thừa kế của mọi người được nhận sẽ có giá trị bằng nhau.
Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư Bình Dương – Công ty luật 2A về câu hỏi “Con riêng của vợ hoặc chồng có được hưởng di sản thừa kế?” của chị Lã Thị T. Trường hợp chị có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí hoặc nhờ luật sư tham gia hỗ trợ chị giải quyết tranh chấp trong vụ việc nêu trên. Chị vui lòng liên hệ lại với Luật sư Công ty Luật 2A theo thông tin sau:
Công ty Luật 2A.
Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299.
Zalo: 0924 198 299 – Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng cảm ơn!
Bài viết liên quan
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương. Đặt cọc tại Bình Dương. Hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. […]
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. […]
Luật sư làm chứng tại Bình Dương
Luật sư làm chứng tại Bình Dương. Làm chứng tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. Lập di chúc tại nhà ở Bình Dương. Lập […]
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Hồ sơ khởi kiện tại Bình Dương. Luật sư […]
Thủ tục khởi kiện tại Tòa án Dĩ An
Thủ tục khởi kiện tại Tòa án Dĩ An. Khởi kiện tại Tòa án Dĩ An. Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án Dĩ An. […]