Con riêng có được hưởng thừa kế của bố dượng
Con riêng của vợ có được hưởng thừa kế của bố dượng?
Yêu cầu tư vấn
Xin chào luật sư, tôi tên Huỳnh Mỹ H, sinh năm 1990, hiện nay tôi đang sống ở khu phố Tân Hòa, phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Tôi có một vấn đề vướng mắc, mong luật sư tư vấn cho tôi.
Cha tôi và mẹ tôi lấy nhau năm 1986, tới năm 1994 cha mẹ tôi ly hôn. Mẹ tôi và cha tôi có 2 người con là tôi và một anh trai sinh năm 1988. Sau khi cha mẹ tôi ly hôn, năm 1995 mẹ tôi kết hôn với cha dượng của tôi. Sau đó, tôi theo mẹ tôi về sống chung với cha dượng của tôi từ năm 1996 tới nay. Trước khi lấy mẹ tôi, cha dượng của tôi cũng đã có vợ và có 03 người con. Năm 2018, cha dượng tôi mất nhưng không để lại di chúc. Các con của cha dượng tôi và người vợ cũ khởi kiện mẹ con tôi để yêu cầu chia thừa kế do cha dượng tôi để lại. Do vậy tôi muốn luật sư tư vấn cho tôi là tôi có được hưởng thừa kế do cha dượng tôi để lại không?
Luật sư tư vấn
Đối với câu hỏi của chị H, Luật sư tư vấn thừa kế của Công ty Luật 2A có ý kiến tư vấn cho chị như sau:
Theo quy định của Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì những trường hợp sau đây thì di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Theo nội dung chị trình bày thì bố dượng của chị trước khi mất không để lại di chúc, do vậy căn cứ điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 thì di sản thừa kế mà bố dượng chị để lại sẽ được chia theo pháp luật.
Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật.
Căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật bao gồm:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Dựa vào quy định này thì chị không phải là người thừa kế theo pháp luật của cha dượng chị. Vì hàng thừa kế thứ nhất chỉ bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết mà không có con riêng.
Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 654 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được hưởng thừa kế di sản của nhau.
Theo nội dung chị trình bày bên trên thì chị đã cùng về sống chung với mẹ và bố dượng của chị từ năm 1996 tới nay. Do vậy, nếu trong vụ án này, chị chứng minh được việc chị có sống chung, chăm sóc, phụng dưỡng bố dượng của chị thì chị có thể được hưởng thừa kế di sản do bố dượng của chị để lại.
Các chứng cứ để chứng minh việc sống chung, chăm sóc, phụng dưỡng chị có thể cung cấp cho Tòa án đang giải quyết vụ việc như: Sổ hộ khẩu thể hiện chị có cư trú cùng địa chỉ với bố dượng của chị; xác nhận của chính quyền địa phương hoặc người có liên quan về việc chị có sống chung, chăm sóc phung dưỡng bố dượng và một số giấy tờ khác có giá trị chứng minh những điều kiện nêu trên.
Trường hợp, chị có mong muốn được luật sư tư vấn, hỗ trợ cách thức thu thập, giao nộp các chứng cứ này hoặc luật sư trực tiếp tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị, chị có thể liên hệ lại với Luật sư theo số điện thoại 0924 198 299 để được Luật sư của Công ty Luật 2A hỗ trợ.
Luật sư tư vấn về thừa kế tại thành phố Dĩ An, Bình Dương
Luật sư của Công ty Luật 2A thực hiện tư vấn thừa kế tại Dĩ An. Các vấn đề tư vấn liên quan tới thừa kế Luật sư Dĩ An hỗ trợ gồm:
+ Tư vấn thừa kế có di chúc hợp pháp;
+ Tư vấn thừa kế có di chúc không hợp pháp;
+ Thừa kế trong trường hợp không có di chúc;
+ Thừa kế của người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
+ Thừa kế thế vị;
+ Tranh chấp di sản thừa kế
+ Tư vấn lập di chúc.
Để được tư vấn pháp luật miễn phí và sử dụng dịch vụ của Luật sư Dĩ An – Công ty Luật 2A, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật 2A theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật 2A.
Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299.
Zalo: 0924 198 299 – Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng cảm ơn!
Bài viết liên quan
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương. Đặt cọc tại Bình Dương. Hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. […]
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. […]
Luật sư làm chứng tại Bình Dương
Luật sư làm chứng tại Bình Dương. Làm chứng tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. Lập di chúc tại nhà ở Bình Dương. Lập […]
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Hồ sơ khởi kiện tại Bình Dương. Luật sư […]
Thủ tục khởi kiện tại Tòa án Dĩ An
Thủ tục khởi kiện tại Tòa án Dĩ An. Khởi kiện tại Tòa án Dĩ An. Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án Dĩ An. […]