Có được ủy quyền giải quyết ly hôn?

Có được ủy quyền giải quyết ly hôn?

uy quyen ly hon
Ủy quyền trong vụ án ly hôn

Yêu cầu tư vấn:

Câu hỏi được gửi về cho luật sư từ anh Phạm Văn H, sinh năm 1979, cư trú tại Cộng hòa liên bang Đức với nội dung như sau:

Tôi và vợ kết hôn năm 2009, sau một thời gian chung sống vợ chồng cảm thấy không hợp nhau nên chúng tôi đã ly thân từ năm 2015. Nay tôi muốn làm thủ tục ly hôn với vợ, vì hiện tại tôi đang ở Đức không về được nên tôi tính ủy quyền cho em gái tôi làm việc với Tòa để giải quyết ly hôn giúp tôi. Tôi muốn hỏi luật sư theo quy định của pháp luật Việt Nam thì tôi có được ủy quyền cho người khác giải quyết ly hôn giúp tôi không? Nếu được thì thủ tục ủy quyền như thế nào? Cảm ơn luật sư.

Luật sư  tư vấn:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn tới cho luật sư, với nội dung câu hỏi của anh, luật sư có ý kiến tư vấn cho anh như sau:

Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 thì Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015, pháp luật cũng cho phép cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho một người khác đại diện mình để tham gia tố tụng, quy định về ủy quyền và người đại diện theo ủy quyền cụ thể như sau:

Điều 85. Người đại diện

1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

2. Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.

3. Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền.

Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.

4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.

Căn cứ vào quy định này, đối với việc ly hôn, pháp luật không cho phép đương sự trong vụ án ly hôn được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Quy định này cũng nhằm đảm bảo quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, đảm bảo việc giải quyết vụ án được khách quan. Bởi lẽ trong các vụ án khác, người đại diện theo ủy quyền có thể thay mặt đương sự quyết định giải quyết các vấn đề liên quan nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Tuy nhiên trong vụ án ly hôn, chỉ có đương sự mới là người xác định được việc mình còn tình cảm với đối phương hay không để đi tới quyết định đoàn tụ hay ly hôn; chỉ có đương sự mới biết và lý giải được những mâu thuẫn của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân dẫn tới việc ly hôn.

Cũng căn cứ vào quy định trên, pháp luật không cho phép đương sự ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng, tuy nhiên những giai đoạn trước khi bắt đầu quá trình tố tụng thì đương sự vẫn được ủy quyền. Chính vì thế, để thuận tiện cho anh trong việc giải quyết ly hôn, anh có thể ủy quyền cho em gái của mình nộp hồ ly hôn tới tòa, liên hệ với tòa để sửa đổi, bổ sung hồ sơ khởi kiện, nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó trong quá trình tố tụng anh sẽ trực tiếp tham dự.

Thủ tục ủy quyền được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người đề nghị.
  • Soạn thảo giấy ủy quyền với đầy đủ nội dung ủy quyền, thông tin của người ủy quyền và người nhận ủy quyền
  • Liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa liên bang Đức để được chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền.
  • Gửi giấy ủy quyền về Việt Nam để người nhận ủy quyền đại diện anh thực hiện thủ tục.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư Công ty Luật 2A dành cho anh. Trường hợp anh muốn nhờ luật sư tư vấn thêm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Công ty Luật 2A vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật 2A.
Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595.
Zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595
Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng cảm ơn!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận