Có bắt buộc lấy ý kiến con chung khi ly hôn
Con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ. Khi các cặp vợ chồng đi đến ly hôn thì con cái cũng là vấn đề đáng quan tâm nhất. Vì vậy một số cha mẹ không muốn con phải đến tòa lấy ý kiến vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý của các cháu. Qua bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn những trường hợp nào phải lấy ý kiến của con chung khi ly hôn.
Con bao nhiêu tuổi thì phải lấy ý kiến khi ly hôn.
Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy khi vợ chồng ly hôn mà có con chung từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải hỏi ý kiến của con.

Tuy vậy khoản 3 Điều 208 BLTTDS năm 2015 thì quy định:
“Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên… “
Từ những câu chữ có phần “đá nhau” của luật mà TANDTC đã có văn bản giải đáp với nội dung như sau:
– Đoạn thứ 2 khoản 3 Điều 208 BLTTDS năm 2015 quy định: “Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên”.
– Điều 55 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về thuận tình ly hôn quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.
– Khoản 2 Điều 81 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.
Có thể thấy TANDTC theo hướng hỏi ý kiến các cháu ngay cả khi cha mẹ đã thống nhất về việc nuôi con, nhằm đảm bảo nguyện vọng của các cháu trong quá trình ly hôn.
Phương pháp lấy ý kiến của con khi ly hôn như thế nào?
Pháp luật đã quy định cụ thể việc lấy ý kiến của con khi cha mẹ ly hôn cụ thể tại khoản 2 Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:
Việc lấy ý kiến của trẻ phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của trẻ; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ. Đặc biệt, vệc lấy ý kiến phải đảm bảo giữ bí mật cá nhân của trẻ.
Văn bản số 01/2017/GĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao cũng hướng dẫn về quy định nêu trên như sau:
Phương pháp lấy ý kiến phải bảo đảm thân thiện với trẻ em; đồng thời, căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của trẻ để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng.
Như vậy ngoài quan tâm đến ý kiến của trẻ, luật pháp còn quy định về phương pháp lấy lời khai nhằm hạn chế những áp lực về tâm lý cho trẻ khi cha mẹ ly hôn.
Để được tư vấn pháp luật miễn phí và sử dụng dịch vụ của Công ty Luật 2A, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật 2A theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật 2A.
Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595
Zalo: 0924 198 299– 0971 491 595
Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng cảm ơn!
Bài viết liên quan
-
Tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Dĩ An
Tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Dĩ An diễn ra khá phổ biến và thường xuyên do thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. Việc tranh chấp phát sinh từ bên vay không thực hiện nghĩa vụ, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bên cho vay. Vậy làm thế nào […]
-
Soạn hợp đồng cọc tại Dĩ An
Soạn hợp đồng cọc tại Dĩ An, giao kết hợp đồng đặt cọc là giao dịch phổ biến ở bất kỳ thời điểm nào. Theo quy định của Bộ Luật dân sự thì Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên […]
-
Luật sư khởi kiện chia thừa kế tại Dĩ An
Luật sư khởi kiện chia thừa kế tại Dĩ An. Thủ tục khởi kiện chia thừa kế tại Dĩ An. Hồ sơ khởi kiện chia thừa kế tại Dĩ An. Dịch vụ thuê Luật sư khởi kiện chia thừa kế tại Dĩ An. Một trong những tranh chấp phổ biến nhất tại Dĩ An hiện […]
-
Luật sư kiện đòi nợ tại Dĩ An, Bình Dương
Luật sư kiện đòi nợ tại Dĩ An, Bình Dương. Luật sư giỏi tại Dĩ An. Luật sư Dĩ An. Văn phòng Luật sư Dĩ An. Dịch vụ thuê Luật sư kiện đòi nợ tại Dĩ An. Giao dịch vay mượn là giao dịch phổ biến và diễn ra hàng ngày. Tuy nhiên thực tế […]
-
Tranh chấp hợp đồng cọc tại Dĩ An
Tranh chấp hợp đồng cọc tại Dĩ An khá phổ biến trong thời buổi kinh tế ngày một khó khăn như hiện nay. Việc tranh chấp thường tới từ bên mua khi không còn muốn nhận chuyển nhượng nữa để đòi lại cọc, cũng có thể từ bên bán muốn bẻ cọc để bán được […]