Có bắt buộc hòa giải khi ly hôn tại Bình Dương
Có bắt buộc hòa giải khi ly hôn tại Bình Dương
Có bắt buộc hòa giải khi ly hôn tại Bình Dương? Là câu hỏi nhiều người thắc mắc khi ly hôn. Ở các cặp vợ chồng một khi tình cảm đã hết, mâu thuẫn trầm trọng không thể cứu vãn thì chỉ muốn chấm dứt hôn nhân một cách nhanh chóng. Họ thậm chí rất ghét đến việc chạm mặt nhau nhiều lần tại Tòa án.
Do đó câu hỏi đặt ra là có bắt buộc hòa giải khi ly hôn tại Bình Dương không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Văn phòng Luật sư Dĩ An – Công ty Luật 2A.hoặc gọi trực tiếp tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595 để được giải đáp.
Hòa giải là gì?
Hòa giải là việc một bên thứ ba tiến hành thuyết phục, hỗ trợ các bên trong việc thỏa thuận, thương lượng để chấm dứt hoàn toàn hoặc một phần những xung đột, tranh chấp, bất đồng với nhau.
Theo đó, hiện nay thủ tục hòa giải gồm hòa giải tại cơ sở, hòa giải tại Tòa án, tại trung tâm trọng tài thương mại, … để giải quyết các tranh chấp về ly hôn, lao động, thương mại…
Nguyên tắc hòa giải khi ly hôn
Theo đó, trong hôn nhân gia đình, khi hòa giải một vụ ly hôn, cần phải dựa vào các nguyên tắc:
– Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của vợ chồng;
– Không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, buộc vợ, chồng phải hòa giải mà không theo ý nguyện của họ;
– Nội dung thỏa thuận trong hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Hình thức hòa giải
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án năm 2020 khi giải quyết ly hôn sẽ có 03 hình thức hòa giải:
+ Thứ nhất, thủ tục hòa giải ở cơ sở (hòa giải diễn ra trước khi nộp đơn yêu cầu ly hôn);
+ Thứ hai, thủ tục hòa giải tại trung tâm hòa giải đối thoại tại Tòa án (trước khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn);
+ Thứ ba, hòa giải tại Tòa án (hòa giải trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý).
Có bắt buộc hòa giải khi ly hôn tại Bình Dương?
Thứ nhất hòa giải tại cơ sở
Theo quy định tại Điều 52 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì:
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Như vậy, hòa giải tại cơ sở là không bắt buộc. Cơ sở ở đây chính là tổ dân phố, làng, xã, ấp, bản…nơi 2 vợ chồng chung sống. Mục đích của việc hòa giải cơ sở là để khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn; tranh chấp với nhau.
Thứ hai hòa giải tại trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020 thì:
a). Đồng ý hoặc từ chối tham gia hòa giải, đối thoại hoặc chấm dứt hòa giải, đối thoại;
Như vậy căn cứ quy định nêu trên đây không phải là thủ tục bắt buộc. Người yêu cầu ly hôn có quyền làm đơn yêu cầu tòa án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng bình thường mà không thông qua hòa giải tại trung tâm hòa giải.
Thứ ba hòa giải tại Tòa án
Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc cần thực hiện khi giải quyết vụ án ly hôn. Thủ tục hòa giải tại tòa án này được thực hiện trong giai đoạn trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý.
Việc hòa giải này có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện tính trách nhiệm cao của những người có thẩm quyền xét xử, luôn đề cao việc tạo điều kiện cho đương sự có cơ hội chia sẻ, trình bày, viết lời khai trước những người có quyền ra quyết định việc ly hôn của hai người.
Những trường hợp không tiến hành hòa giải khi ly hôn
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 19 Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020 có quy định trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại như sau:
“Điều 19. Những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
2. Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
3. Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính đáng.
4. Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
5. Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại.
6. Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy căn cứ vào quy định nêu trên, người yêu cầu ly hôn sẽ không phải tiến hành hòa giải, đối thoại nếu thuộc một trong các điều kiện trên.
Thủ tục hòa giải tại Tòa án khi ly hôn tại Bình Dương
Trong các vụ án ly hôn, thông thường thủ tục hòa giải gồm các bước sau:
– Bước 1: Thẩm phán phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự; Phân tích kết quả của việc nếu hai vợ chồng đoàn tụ;
– Bước 2: Các đương sự trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu, căn cứ để bảo vệ cho yêu cầu ly hôn của mình và đề xuất những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết (nếu có);
– Bước 3: Thẩm phán xác định và kết luận những vấn đề hai vợ chồng đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu bổ sung, trình bày những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
– Bước 4: Tòa án lập biên bản và ra các quyết định: Công nhận sự thỏa thuận ly hôn của hai vợ chồng, tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án, đưa vụ án ra xét xử…
Dịch vụ ly hôn nhanh tại Bình Dương
Dịch vụ ly hôn nhanh tại Bình Dương do Văn phòng luật sư Bình Dương cung cấp nhằm hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng là những người có mong muốn giải quyết ly hôn nhanh tại Bình Dương. Văn phòng luật sư Bình Dương cung cấp dịch vụ ly hôn nhanh trên tất cả các huyện/thành phố/thị xã tại Bình Dương như:
+ Dịch vụ ly hôn nhanh tại Thuận An Bình Dương;
+ Dịch vụ ly hôn nhanh tại Dĩ An Bình Dương;
+ Dịch vụ ly hôn nhanh tại Thủ Dầu Một Bình Dương;
+ Dịch vụ ly hôn nhanh tại Bến Cát Bình Dương;
+ Dịch vụ ly hôn nhanh tại Tân Uyên Bình Dương;
+ Dịch vụ ly hôn nhanh tại Bắc Tân Uyên Bình Dương;
+ Dịch vụ ly hôn nhanh tại Bàu Bàng Bình Dương;
+ Dịch vụ ly hôn nhanh tại Phú Giáo Bình Dương;
+ Dịch vụ ly hôn nhanh tại Dầu Tiếng Bình Dương;
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề có bắt buộc hòa giải khi ly hôn tại Bình Dương do Văn phòng Luật sư Bình Dương giải đáp. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết hoặc cần Luật sư Bình Dương hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới.
Với uy tín, kinh nghiệm của mình, Văn phòng luật sư Bình Dương tin chắc sẽ là địa điểm cung cấp dịch vụ ly hôn nhanh tại Bình Dương có chất lượng tốt nhất cho Quý khách hàng. Quý khách hàng có mong muốn ly hôn nhanh tại Bình Dương vui lòng liên hệ với Luật sư Bình Dương theo thông tin sau:
Công ty Luật 2A
Địa chỉ: Số 26 đường T, trung tâm hành chính Dĩ An, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0924 198 299 – 0971 491 595
Zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595
Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng!
BTV: Hồng Nhung
Bài viết liên quan
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. […]
Mẹo nhỏ giúp bạn ly hôn nhanh tại Bình Dương
Mẹo nhỏ giúp bạn ly hôn nhanh tại Bình Dương. Ly hôn nhanh tại Bình Dương. Luật sư tư vấn ly hôn tại Bình Dương. […]
Luật sư làm chứng tại Bình Dương
Luật sư làm chứng tại Bình Dương. Làm chứng tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. Lập di chúc tại nhà ở Bình Dương. Lập […]
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Hồ sơ khởi kiện tại Bình Dương. Luật sư […]
Số điện thoại Tòa án Thuận An
Số điện thoại Tòa án Thuận An. Số điện thoại Tòa án thành phố Thuận An. Điện thoại của Tòa án Thuận An. Thông tin […]