Chuyển nhượng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Chuyển nhượng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Câu hỏi của anh Lê Gia H tại Thuận An, Bình Dương gửi về cho Luật sư của Công ty Luật 2A qua Zalo với nội dung như sau:

Chào Luật sư:

Tôi là Lê Gia H, hiện trú tại Thuận An, Bình Dương. Tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau. Bố mẹ tôi mất để lại di chúc cho tôi một căn nhà tại thành phố Thuận An, Bình Dương. Do hoàn cảnh khó khăn và cần vốn làm ăn nên tôi muốn bán căn nhà trên. Luật sư cho tôi hỏi làm sao để tôi chuyển nhượng căn nhà cho người khác trong khi sổ hồng hiện vẫn đang đứng tên bố mẹ tôi. Cảm ơn Luật sư.

Luật sư tư vấn:

Chào anh, đầu tiên Công ty Luật 2A rất cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau khi nghiên cứi nội dung câu hỏi của anh, luật sư của Công ty Luật 2A có ý kiến tư vấn cụ thể cho anh như sau:

Do anh chưa cung cấp được di chúc và các thông tin về người thừa kế của bố mẹ anh nên Luật sư đặt trường hợp là di chúc của bố mẹ anh hợp pháp và không có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Trường hợp này anh được nhận toàn bộ khối tài sản mà bố mẹ anh để lại cho anh.

Để thực hiện được việc chuyển nhượn quyền sử dụng đất theo yêu cầu của anh, anh cần thực hiện theo hai bước: Bước 1 là khai nhận di sản thừa kế theo di chúc, bước 2 là thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử đất.

Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Để nhận khối di sản thừa kế mà cha mẹ anh để lại cho mình đầu tiên anh phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Căn cứ Điều 58 Luật Công chứng 2014 về công chứng văn bản khai nhận di sản

1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.

3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.

Sau khi có được văn bản khai nhận di sản anh đã có thể tiến hành đăng ký biến động quyền sử dụng đất tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đại tại Thuận An để có thể cập nhật tên anh trên sổ hồng

Bước 2. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Để chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà anh đã nhận thừa kế hợp pháp tại Thuận An, Bình Dương, anh làm theo hướng dẫn tại đây.

Để được tư vấn cụ thể hơn về hồ sơ và giấy tờ cần thiết anh vui lòng liên hệ theo hotline: 0924 198 299– 0971 491 595

so hong 3
Chuyển nhượng di sản thừa kế tại Thuận An

Câu hỏi của chủ tài khoản Mon Nguyễn gửi về cho Luật sư qua Facebook với nội dung như sau:

Chào Luật sư:

Tôi tên là Nguyễn Thị M, thường trú tại Dĩ An, Bình Dương. Tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn và thực hiện dịch vụ giúp tôi về vấn đề như sau. Vợ chồng tôi kết hôn và sinh sống tại Dĩ An, Bình Dương, trong thời gian chung sống vợ chồng tôi có mua được một thửa đất tại khu vực phường Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương. Năm 2019, chồng tôi không may bị tai nạn giao thông rồi qua đời và không để lại di chúc. Đến nay mẹ con tôi khó khăn về mặt tài chính muốn chuyển nhượng thửa đất trên để lấy tiền trang trải. Nhưng con chưa đủ 18 tuổi nên tôi không biết có thể chuyển nhượng được không? Cảm ơn Luật sư.

Chào chị, đầu tiên Công ty Luật 2A rất cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nội dung câu hỏi của chị đã được luật sư của chúng tôi nghiên cứu, nay chúng tôi có ý kiến tư vấn cụ thể cho chị như sau:

Về quyền thừa kế tài sản theo Điều 651 Bộ luật Dân sự về người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Do chị cung cấp chưa rõ về những người thừa kế tại hàng thừa kế thứ nhất của chồng ngoài chị và các con thì ba mẹ chồng còn sống hay đã chết, thời điểm chết do vậy Luật sư  giả sử trường hợp bố mẹ chồng chị đã chết trước chồng chị chỉ có chị và con chị là người thừa kế.

Với việc chuyển nhượng tài sản của người dưới 18 tuổi Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định về người chưa thành niên như sau:

– Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

– Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy việc con chị xác lập giao dịch cần có sự đồng ý của chị. Việc chị và con muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên để duy trì cuộc sống là lý do hoàn toàn xác đáng. Tuy nhiên để thực hiện được việc chuyển nhượng thì chị phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với quyền sử dụng đất nêu trên.

Để được tư vấn cụ thể hơn về hồ sơ và giấy tờ cần thiết chị vui lòng liên hệ theo hotline: 0924 198 299– 0971 491 595

so hong 2
Di sản thừa kế tại Dĩ An

Câu hỏi của anh Đặng Quang T tại Dĩ An, Bình Dương như sau:

Chào Luật sư. Tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi. Bố và mẹ tôi cùng mất vào năm 2017, 2 ông bà có để lại di chúc rằng tài sản của ông bà gồm căn nhà và đất tại Dĩ An, Bình Dương sẽ được sử dụng làm di sản thờ cúng sau này. Sau khi làm thủ tục để thừa kế, hoàn cảnh tôi gặp nhiều khó khăn do đó muốn chuyển nhượng một phần đất do cha mẹ để lại. Tôi có thể chuyển nhượng được hay không? Mong Luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.

Chào anh, đầu tiên Công ty Luật 2A rất cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nội dung câu hỏi của anh đã được luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 về di sản dùng vào việc thờ cúng quy định

  1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Căn cứ quy định trên việc di sản thờ cúng không dùng để chia thừa kế mà giao cho một người mà người chết chỉ định quản lý làm nơi thờ cúng theo ý nguyện của người để lại di sản. Do đó, không thể chuyển nhượng di sản dùng để thờ cúng được. Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp di sản thờ cúng vẫn có thể chuyển nhượng một phần nào đó nhằm duy trì cuộc sống của người còn sống.

Để được tư vấn cụ thể hơn về trường hợp nào chuyển nhượng được anh vui lòng liên hệ luật sư theo hotline: 0924 198 299– 0971 491 595

Để được tư vấn pháp luật miễn phí và sử dụng dịch vụ của Luật sư Dĩ An – Công ty Luật 2A, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật  2A theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật 2A.

Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595

Zalo: 0924 198 299– 0971 491 595

Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh

Trân trọng cảm ơn!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận