Chồng đánh vợ bị xử phạt như thế nào
Chồng đánh vợ bị xử phạt như thế nào?
Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố năm 2010, cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34 phần trăm) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9 phần trăm.
Nếu xem xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng – thể xác, tình dục và tinh thần, thì có hơn một nửa (58 phần trăm) phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình kể trên. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng.
Trên thực tế, nhiều phụ nữ không dám tố cáo những hành vi bạo hành của chồng mình. Cùng với đó một phần nào sự thờ ơ của xã hội và cơ quan chức năng địa phương đã đẩy rất nhiều phụ nữ vào tình trạng không biết phải làm thế nào để bảo vệ mình. Chúng tôi nhận được nhiều phản ánh của khách hàng về tình trạng công an địa phương không muốn tiếp nhận, thậm chí từ chối tiếp nhận những vụ việc bạo hành trong gia đình với lý do “Việc gia đình tự giải quyết”. Sau đây, chúng tôi sẽ viện dẫn những quy định về việc xử phạt với hành vi bao lực gia đình, cùng với đó là cách giải quyết trong trường hợp là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Căn cứ Điều 42 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 (hường dẫn bởi Điều 49, Nghị định 167/2013/NĐ – CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình) quy định xử phạt về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Trường hợp có dấu hiệu cấu thành tội phạm.
Trong trường hợp cơ quan chức năng xác định hành vi của người chồng đủ cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
Tội cố ý gây thương tích theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là tội chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại quy định Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Cách xử lý khi là nạn nhân của bạo lực gia đình
- Ngay lập tức thông báo sự việc đến công an địa phương
- Ghi lại các bằng chứng bị bạo hành như ghi âm, video, hình ảnh
- Làm đơn tố cáo gửi đến công an huyện nơi vợ chồng đang cư trú
- (trường hợp: công an địa phương không chịu tiếp nhận vụ việc, không lập biên bản để giải quyết thì ngay lập tức xử dụng các phương tiện có thể để ghi nhận xử việc và khiếu nại, tố cáo về hành vi từ chối tiếp nhận của công an địa phương)
Các dịch vụ của công ty Luật 2A
- Tư vấn ly hôn trực tuyến miễn phí qua điện thoại, zalo
- Ly hôn nhanh, ly hôn thuận tình, ly hôn Đơn Phương,
- Soạn đơn ly hôn, tư vấn ly hôn
- Tranh chấp nuôi con, cấp dưỡng nuôi con trong vụ án ly hôn
- Tranh chấp tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
- Tranh chấp nợ chung trong vụ án ly hôn.
Làm sao để liên hệ Luật sư
Liên hệ với Luật sư Công ty Luật 2A theo những cách sau:
Liên hệ trực tiếp qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595.
Nhắn tin qua Zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595
Nhắn tin qua Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Gửi Email cho luật sư qua email: Congtyluat2a@gmail.com
Phí Dịch vụ Luật sư sẽ phụ thuộc vào nội dung, độ khó của vụ việc, giá trị tài sản tranh chấp. Gọi điện, nhăn tin ngay với Luật sư để nhận báo phí trong vụ việc của bạn.
Trân trọng cảm ơn.
Bài viết liên quan
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương. Đặt cọc tại Bình Dương. Hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. […]
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. […]
Mẹo nhỏ giúp bạn ly hôn nhanh tại Bình Dương
Mẹo nhỏ giúp bạn ly hôn nhanh tại Bình Dương. Ly hôn nhanh tại Bình Dương. Luật sư tư vấn ly hôn tại Bình Dương. […]
Luật sư làm chứng tại Bình Dương
Luật sư làm chứng tại Bình Dương. Làm chứng tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. Lập di chúc tại nhà ở Bình Dương. Lập […]
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Hồ sơ khởi kiện tại Bình Dương. Luật sư […]