Cho vay không lãi suất có kiện đòi lãi được không?

Cho vay không lãi suất có kiện đòi lãi được không?

Câu hỏi của chị Nguyễn Thị K.N gửi đến cho Công ty Luật 2A với nội dung sau:

Chào Luật sư, Tôi là N.T.K.P, hiện sống tại Đồng Nai. Tôi có quen với bà P khi làm cùng công ty tại Đồng Nai. Trong quá trình quen biết bà P nhiều lần giúp đỡ tôi trong cuộc sống. Đầu năm 2019, bà P ngỏ lời vay của tôi số tiền là 100.000.000 đồng, thời hạn vay đến 31/12/2019. Vì nghĩ đến tình cảm chị em giúp đỡ nhau lúc khó khăn nên tôi đã cho bà P vay số tiền trên và không tính lãi. Thế nhưng đến hạn trả nợ bà P không trả cho tôi mà còn cố tình tránh mặt tôi. Đến nay, sau nhiều lần nói chuyện qua điện thoại những vẫn không thể thuyết phúc được bà P trả nợ. Khi biết chuyện tôi cho bà P vay tiền, gia đình tôi đã có nhiều lục đục, vợ chồng cãi nhau. Giờ tôi không biết phải làm như thế nào để đòi lại tiền nên nhờ Luật sư tư vấn. Ngoài ra tôi có thể yêu cầu bà P trả 1 số tiền lãi để bù đắp tổn thất của tôi trong thời gian bà P chậm trả tiền không?

hop dong vay
Hợp đồng vay tài sản

Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu hồ sơ của chị, Luật sư thấy rằng để đảm bảo quyền lợi của mình chị nên khởi kiện bà P tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bà P trả nợ và lãi suất trong thời gian chậm trả nợ.

Căn cứ khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Về tiền lãi, pháp luật quy định về tiền lãi chậm thanh toán trong trường hợp cho vay không lãi suất như sau:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Về mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, chị có thể yêu cầu bà P thanh toán số tiền gốc và số tiền lãi từ ngày hết thời hạn trả nợ tới ngày bà P trả nợ cho chị với mức lãi suất là 10%/năm.

Trên đây là những tư vấn mà Công ty Luật 2A dành cho chị. Nếu chị cần tư vấn thêm hoặc nhờ Luật sư thay mặt chị để đòi lại số tiền trên vui lòng liên hệ Công ty Luật 2A theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật 2A.
Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595.
Zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595
Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng cảm ơn!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận