Cách xác định nợ chung, nợ riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Cách xác định nợ chung, nợ riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Khi quan hệ hôn nhân được xác lập, giữa vợ và chồng bắt đầu hình thành tài sản chung, cùng với đó là cả nợ chung. Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định tài sản do một bên tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung nhưng các điều  luật khác trong Luật này lại không quy định về các khoản vay của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có phải là nợ chung hay không. Chính sự quy định mập mờ này dẫn đến việc xác định nợ chung, riêng trên thực tế rất khó. Một số trường hợp ngay cả Tòa án cũng xác định sai dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Để hướng dẫn cụ thể cho Tòa án nhân dân các cấp, tại kỳ họp tháng 4/2019, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã giải đáp cụ thể về việc xác định nợ chung, nợ riêng của vợ chồng.
Cùng với đó hôm nay sẽ luật sư Công ty luật 2A sẽ có bài viết hướng dẫn các bạn cách thức xác định nợ chung, nợ riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để các bạn cùng nắm bắt.
chia tai san
Phận biệt nợ chung, nợ riêng của vợ chồng

Trường hợp xác định là khoản nợ riêng của vợ chồng:

  • Khoản nợ phát sinh trước thời kỳ hôn nhân.
  • Khoản nợ phát sinh từ trường hợp chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng hoặc từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
  • Khoản nợ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu thiết yếu của gia đình.
  • Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Trường hợp xác định là khoản nợ chung của vợ, chồng:

  • Khoản nợ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  • Khoản nợ phát sinh từ giao dịch do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.
  • Giao dịch của vợ hoặc chồng trong trường hợp là đại diện hợp pháp của bên kia;
  • Trường hợp kinh doanh chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường

Trên đây là bài viết của Công ty Luật 2A – Luật sư Bình Dương về “cách xách định nợ chung, nợ riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”. Trường hợp các bạn mong muốn được Luật sư tư vấn chi tiết hơn hoặc sử dụng dịch vụ của Luật sư Bình Dương các bạn vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây hoặc bấm vào đây:

Công ty luật 2A.
Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299.
Trân trọng cảm ơn!

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận