Cách nào để chuyển sổ đỏ mang tên hộ gia đình sang cá nhân?

Cách nào để chuyển sổ đỏ mang tên hộ gia đình sang cá nhân?

Câu hỏi tư vấn:

Câu hỏi được gửi tới Công ty Luật 2A từ facebook có tên “Hùng Phạm” với nội dung như sau:

Chào luật sư, tôi muốn luật sư tư vấn giúp tôi một vấn đề liên quan tới đất đai. Năm 2007, tôi mua một thửa đất tại khu phố Thắng Lợi 1, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương của bà X. Hợp đồng mua bán được UBND phường Dĩ An chứng thực. Sau đó tôi được UBND thành phố Dĩ An cấp sổ đỏ. Mới đây tôi tính bán đất thì phát hiện sổ đỏ của tôi ghi tên người sử dụng đất là Hộ ông Phạm Văn Hùng. Văn phòng công chứng có yêu cầu tôi phải đưa những người có tên trong sổ hộ khẩu vào năm 2007 ra văn phòng công chứng để ký tên vào hợp đồng chuyển nhượng. Nhưng năm 2007 tôi có cho em họ tôi ở nhờ nên trong sổ hộ khẩu có tên nó mà hiện giờ nó đi nước ngoài không có nhà. Đồng thời tôi thấy đây là đất của tôi mua không liên quan gì tới những người khác mà tại sao lại bắt họ cùng ký tên? Nay tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi cách nào để tôi bán đất mà không cần sự đồng ý của những người có tên trong sổ hộ khẩu? Cách nào để tôi chuyển sổ đỏ mang tên hộ gia đình qua cá nhân? Chân thành cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tư vấn tới cho luật sư, với nội dung vụ việc của anh luật sư có ý kiến tư vấn cho anh như sau:

Theo quy định tại Điều 108 Bộ luật dân sự 2005 quy định về tài sản chung của hộ gia đình thì: “Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ”.

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình được quy định cụ thể tại Điều 109 Bộ luật dân sự 2005 cụ thể như sau:

Điều 109. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình

1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.

2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”.

Sang ten
Cách nào để chuyển tên sổ đỏ từ hộ gia đình qua cá nhân

Theo quy định trên thì tài sản chung của hộ gia đình phải là tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ. Khi định đoạt đối với tài sản chung của hộ gia đình là quyền sử dụng đất thì phải được sự đồng ý của các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên.

Tuy nhiên, trong vụ việc của anh, theo nội dung anh trình bày với luật sư thì tài sản trên không được coi là tài sản chung của hộ gia đình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận mang tên hộ ông Phạm Văn Hùng là có sai sót. Bởi lẽ:

  • Tài sản trên là tài sản do anh mua, không có sự đóp góp của các thành viên khác trong hộ gia đình, không phải là tài sản gia đình anh được tặng cho chung, được thừa kế chung. Anh và các thành viên khác trong hộ cũng không thỏa thuận đây là tài sản chung của hộ gia đình.
  • Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT, ngày 21/7/2006 của Bộ TN&MT ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định: Nội dung ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất thì ghi họ, tên, năm sinh và số, ngày cấp, nơi cấp giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi đăng ký thường trú của người có tên trong hợp đồng, văn bản về việc nhận chuyển quyền sử dụng đất; nếu người nhận quyền sử dụng đất có đề nghị ghi là hộ gia đình thì ghi như đối với trường hợp giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình. Như vậy, khi cấp GCNQSD đất, các cơ quan có thẩm quyền chỉ cần căn cứ vào việc ai là người ký kết hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để ghi tên người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nếu người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có yêu cầu cấp cho hộ gia đình thì cơ quan có thẩm quyền mới cấp cho hộ gia đình. Trường hợp này cơ quan nhà nước có thẩm quyền tự ý ghi tên hộ gia đình anh thay vì ghi tên cá nhân của anh mà không có ý kiến của anh là vi phạm.

Trong trường hợp này, để chuyển nhượng được quyền sử dụng đất nêu trên, anh có quyền kiến nghị với cơ quan cấp Giấy chứng nhận để điều chỉnh từ hộ gia đình qua cá nhân. Sau đó anh liên hệ lại với văn phòng công chứng để được hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư Công ty Luật 2A đối với câu hỏi của anh. Trường hợp anh còn thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn thêm hoặc anh có nhu cầu nhờ văn phòng hỗ trợ giải quyết vụ việc, anh vui lòng liên hệ với Công ty Luật 2A theo thông tin dưới đây: 

Công ty Luật 2A.
Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595.
Zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595
Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng cảm ơn!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận