Thế nào là cho vay nặng lãi ?

Thế nào là cho vay nặng lãi ? Hình phạt đối với tội vay nặng lãi ?

Trong xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề nguồn tín dụng được đặt ra với cá nhân, tổ chức ngày càng lớn. Hiện nay có rất nhiều kênh tín dụng nhưng phổ biến nhất phải nói đến Ngân hàng. Ngân Hàng được thành lập hợp pháp, nguồn tiền lớn, đảm bảo an toàn nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện việc vay tiền từ Ngân hàng vì những điều kiện đặt ra để vay tiền từ Ngân hàng khá khó khăn. Nhờ vậy mà các kênh tín dụng truyền thống được vận hành bởi các cá nhân, tổ chức không phải Ngân hàng hay tổ chức tín dụng có cơ hội tồn tại. Những hình thức này luôn tiềm ẩn những rủi ro về lãi suất và trật tự xã hội. Vậy trường hợp nào được coi là cho vay nặng lãi? Cho vay nặng lãi sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào trước pháp luật?

1. Thế nào là cho vay nặng lãi?

Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự 2015  quy định về Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự thì:

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Cùng với đó, theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm.

Từ đó có thể suy ra rằng nếu lãi suất cho vay vượt quá 100%/năm tương đương khoảng 8,33%/tháng thì người cho vay sẽ có thể phạm tội cho vay nặng lãi theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.

Để cấu thành tội cho vay nặng lãi thì hành vi trên phải thuộc một trong hai trường hợp sau:

Mức lãi suất cho vay gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất trong Bộ luật dân sự và thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên.

Hoặc

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc kết án về tội cho vay nặng lãi, chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục thực hiện cho vay với mức lãi suất cao gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất trong Bộ luật dân sự.

2. Hình phạt đối với tội cho vay nặng lãi

5 Cho vay nặng lãi( lãi suất trên trời)

Căn cứ vào quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 thì hình phạt đối với tội cho vay nặng lãi như sau:
  • Nếu trường hợp thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Nếu thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
  • Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trường hợp khách hàng có mong muốn được tư vấn cụ thể hơn về tội cho vay nặng lãi hoặc muốn tìm luật sư giỏi để được hỗ trợ để giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản, Quý khách hàng vui lòng liên hệ luật sư Công ty luật 2A theo thông tin sau:

Công ty Luật 2A.
Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595.
Zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595
Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng cảm ơn!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận