Quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Nuôi dưỡng là nghĩa vụ của cha mẹ với con cái. Vì một số lý do khiến cha mẹ ly hôn và cha hoặc mẹ sẽ là người nuôi dưỡng con cái, do đó đặt ra vấn đề người còn lại phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con một số tiền nhất định để người kia sử dụng khoản tiền này thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Một số cặp vợ chồng khi ly hôn vì lí do nào đó đã không yêu cầu đối phương cấp dưỡng nhưng sau đó do cuộc sống khó khăn nên muốn yêu cầu cấp dưỡng cho con. Tuy vậy không ít người không hiểu quyền lợi của mình và cho rằng khi ly hôn mình không yêu cầu cấp dưỡng rồi thì sau này không thể yêu cầu nữa.

Vậy trường hợp này liệu người trực tiếp nuôi con có được quyền yêu cầu cấp dưỡng nuôi con nữa không?

cap duong
Yêu cầu cấp dưỡng nuôi con

Có thể yêu cầu cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn?

Căn cứ khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Theo quy định trên thì cấp dưỡng là nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con đối với con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Do đó, việc bên trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn yêu cầu bên không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng là chuyện hết sức bình thường. Do vậy nếu bạn là người đang trực tiếp nuôi con mà bên còn lại không cấp dưỡng thì để bảo vệ quyền lợi cho con bạn, các bạn hãy mạnh dạn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng để buộc bên còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Có thể thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn được không?

Căn cứ khoản 2 Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng

 Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như quy định trên khi bên nuôi dưỡng trực tiếp thấy rằng mức cấp dưỡng không còn đủ, phù hợp với điều kiện sống hiện tại của con nữa thì có thể yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng với một mức cao hơn. Hội đồng xét xử sẽ xem xét về lý do thay đổi mức cấp dưỡng, mức cấp dưỡng mới mà nguyên đơn yêu cầu dựa trên những chứng cứ mà các bên đương sự giao nộp trong quá trình giải quyết vụ án để đưa ra quyết định đồng ý hoặc không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn.

cap duong
Quyền thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Các bước để khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng, thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền;

Bước 2: Bổ sung hồ sơ (nếu có), nộp tiền tạm ứng án phí;

Bước 3: Tham gia phiên hòa giải, tiếp cận và công khai chứng cứ;

Bước 4: Tham gia phiên tòa xét xử (nếu không hòa giải được)

Trên thực tế, để giải quyết xong vụ án về thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, các bên đương sự có thể phải đi lại nhiều lần hơn chứ không đơn giản mỗi lần tham gia làm việc chỉ để thực hiên một trong số 4 bước như trên.

Để được tư vấn, hướng dẫn và nhờ luật sư hỗ trợ giải quyết vụ án tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật 2A.

Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299 – 0971 491 595

Zalo: 0924 198 299 – 0971 491 595

Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh

Trân trọng cảm ơn!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận