Các loại thiệt hại được bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông
Các loại thiệt hại được bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông
Câu hỏi từ chị Lê Thủy T:
Tôi tên Lê Thủy T, sinh năm 1982, hiện đang sống ở khu phố Bình Minh 1, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tôi biết tới luật sư qua sự giới thiệu của người quen, nghe họ nói luật sư rất giỏi, thường xuyên tham gia những vụ án lớn nên tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi.
Tôi lấy chồng năm 2012, chúng tôi sinh đôi được 02 bé trai vào năm 2014. Vợ chồng tôi làm nghề buôn bán, vì mới cưới nhau nên chúng tôi chưa mua được xe nên chồng tôi vẫn chạy xe máy đi lấy hàng về cho tôi bán. Tháng 8/2019, trên đường đi lấy hàng từ thành phố Hồ Chí Minh về tới cầu vượt Linh Xuân, chồng tôi bị xe tải do tài xế tên Nguyễn Văn H quê ở Đồng Nai điều khiển tông vào. Sau đó, chồng tôi được người dân đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên khoảng 3 ngày sau chồng tôi qua đời.
Hiện vụ việc trên đang được Công an quận Thủ Đức giải quyết, theo kết luận của phía công an thì lỗi để xảy ra tai nạn là do tài xế xe tải vượt đèn đỏ. Vừa qua, công an quận Thủ Đức có mới tôi lên làm việc, hỏi tôi xem tôi muốn yêu cầu tài xế xe tải bồi thường những gì và hướng dẫn tôi làm một tờ đơn yêu cầu bồi thường.
Nay tôi muốn luật sư tư vấn cho tôi trong trường hợp này tôi có thể yêu cầu tài xế xe tải bồi thường những thiệt hại gì?
Luật sư tư vấn
Luật sư rất cảm ơn chị vì đã tin tưởng luật sư và nhờ luật sư tư vấn. Lời đầu tiên thì luật sư xin được gửi lời chia buồn sâu sắc đối với chị và gia đình chị. Thực sự trải qua nỗi đau này là một việc vô cùng khó, luật sư mong rằng chị hãy bỏ qua những chuyện buồn trong quá khứ để sống vui vẻ, lạc quan, làm chỗ dựa vững chắc cho các con của mình.
Theo nội dung chị trình bày bên trên thì người tài xế này phải có trách nhiệm bồi thường cho gia đình chị do hành vi xâm phạm tới tính mạng của chồng chị. Theo quy định của pháp luật thì trường hợp này là trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015.
Những thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm mà chị có thể yêu cầu tài xế đã gây ra tai nạn đối với chồng chị bồi thường bao gồm:
Thiệt hại về vật chất
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể như: tiền thuê xe cấp cứu đưa chồng chị tới bệnh viện; tiền thuê xe chuyển viện; tiền thuốc men, phẫu thuật, xét nghiệm, viện phí; thu nhập của chồng chị trong thời gian điều trị; thu nhập của người chăm sóc chồng chị trong thời gian điều trị.
b) Chi phí hợp lý cho việc mai tang. Cụ thể như: tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng chồng chị.
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu trong thời điểm chồng chị còn sống, chồng chị đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng. Những người được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng gồm:
– Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
– Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
– Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Thiệt hại về tinh thần
Theo quy định của pháp luật thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng chị sẽ được hưởng một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP thì mức lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Đây là căn cứ để chị yêu cầu bồi thường trong trường hợp các bên không thỏa thuận được.
Cơ sở pháp lý
Căn cứ vào nội dung luật sư tư vấn cho chị bên trên, chị có thể làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại gửi tới cơ quan cảnh sát điều tra để họ giải quyết luôn vấn đề này trong vụ án hình sự. Trong trường hợp chị không chắc chắn và tính toán được mức bồi thường cụ thể hoặc chị muốn nhờ luật sư tham gia để bảo vệ quyền lợi cho chị trong vụ án này, chị có thể liên hệ lại với luật sư theo thông tin sau:
Công ty luật 2A.
Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299.
Zalo: 0924 198 299 – Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng cảm ơn!
Bài viết liên quan
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương. Đặt cọc tại Bình Dương. Hợp đồng đặt cọc tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. […]
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. […]
Luật sư làm chứng tại Bình Dương
Luật sư làm chứng tại Bình Dương. Làm chứng tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. Lập di chúc tại nhà ở Bình Dương. Lập […]
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Hồ sơ khởi kiện tại Bình Dương. Luật sư […]
Thủ tục khởi kiện tại Tòa án Dĩ An
Thủ tục khởi kiện tại Tòa án Dĩ An. Khởi kiện tại Tòa án Dĩ An. Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án Dĩ An. […]