Trách nhiệm của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Trách nhiệm bồi thường của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Yêu cầu tư vấn:
Chào luật sư, tôi là Hoàng Lý H, hiện là quản lý nhân sự của một công ty trên địa bàn thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Công ty chúng tôi đang có một việc cần sự trợ giúp của luật sư, mong luật sư hỗ trợ chúng tôi.
Năm 2015, Công ty chúng tôi có nhận ông Kim Yu M quốc tịch Hàn Quốc vào làm việc tại Công ty chúng tôi với vị trí trưởng phòng kỹ thuật. Công ty chúng tôi có ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 12 tháng với ông Kim, sau khi hết hạn hợp đồng này, chúng tôi tiếp tục ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với ông Kim.
Năm 2019, ông Kim được Công ty chúng tôi giao phụ trách dự án xử lý rác thải tại Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình làm việc, ông Kim đã làm mất USB lưu trữ bản vẽ và các tài liệu khác quan trọng trong dự án làm ảnh hưởng nặng nề tới việc thực hiện dự án của Công ty chúng tôi. Sau đó, tháng 11/2019 ông Kim nộp đơn xin nghỉ việc tại Công ty, do vì dự án trên rất quan trọng nên Giám đốc Công ty chúng tôi không đồng ý cho ôn Kim nghỉ việc nhưng ông Kim vẫn tự ý nghỉ việc.
Rất bức xúc trước thái độ vô trách nhiệm của ông Kim nên Giám đốc Công ty chúng tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp cho chúng tôi rằng chúng tôi có thể khởi kiện để yêu cầu ông Kim bồi thường thiệt hại hay không? Nếu được thì ông Kim phải bồi thường cho chúng tôi những thiệt hại gì?
Luật sư tư vấn
Thay mặt Công ty Luật 2A, Luật sư xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới anh và Công ty của anh vì đã gửi thư tư vấn tới cho Công ty chúng tôi.
Với nội dung vụ việc của anh, luật sư lao động của Công ty Luật 2A có ý kiến tư vấn cho anh như sau:
Theo nội dung anh trình bày thì ông Kim đã tham gia làm việc tại Công ty của anh từ năm 2015, tới thời điểm ông Kim nghỉ việc thì hai bên đang tồn tại quan hệ lao động với loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 thì ông Kim được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
Trong thời gian làm việc, ông Kim đã tự ý xin thôi việc tại Công ty mà không thuộc một trong những trường hợp trên. Do vậy, việc ông Kim chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty của anh đã vi phạm quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, Công ty của anh có quyền yêu cầu ông Kim bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Các khoản bồi thường cụ thể như sau:
- Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
- Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Theo quy định tại Điều 26a Nghị định 148/2018/NĐ-CP thì tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Khoản 5 Điều 42 hoặc Khoản 2 Điều 43 của Bộ luật lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.”
Bên cạnh đó, theo nội dung anh trình bày thì ông Kim còn làm mất bản vẽ dự án, gây thiệt hại tới Công ty, do vậy Công ty cũng có quyền yêu cầu ông Kim bồi thường thiệt hại do hành vi trên. Việc bồi thường thiệt hại đối với hành vi này được thực hiện theo Điều 130 Bộ luật lao động năm 2012, cụ thể:
- Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
- Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư lao động Công ty Luật 2A đối với câu hỏi của anh. Trường hợp anh có nhu cầu tư vấn thêm hoặc nhờ luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động nêu trên, anh có thể liên hệ lại với luật sư Công ty Luật 2A theo thông tin sau:
Công ty Luật 2A.
Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299.
Zalo: 0924 198 299 – Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh
Trân trọng cảm ơn!
Bài viết liên quan
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An
Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Dĩ An. […]
Luật sư làm chứng tại Bình Dương
Luật sư làm chứng tại Bình Dương. Làm chứng tại Bình Dương. Luật sư Bình Dương. Lập di chúc tại nhà ở Bình Dương. Lập […]
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương
Thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Nộp đơn khởi kiện tại Bình Dương. Hồ sơ khởi kiện tại Bình Dương. Luật sư […]
Giải quyết trùng BHXH tại Dĩ An
Giải quyết trùng BHXH tại Dĩ An. Trùng BHXH tại Dĩ An. Khởi kiện trùng BHXH tại Dĩ An. Luật sư giỏi lao động tại […]
Khởi kiện trùng BHXH tại Bình Dương
Khởi kiện trùng BHXH tại Bình Dương. Thủ tục khởi kiện trùng BHXH tại Bình Dương. Giải quyết trùng BHXH tại Bình Dương. Luật sư […]