Có thể yêu cầu được quyền nuôi con khi Tòa án đã ra giao con cho chồng nuôi

Câu hỏi từ chị NTT tại Dĩ An, Bình Dương.

Thưa Luật sư, tôi và chồng kết hôn năm 2003. Vợ chồng tôi có một con chung sinh năm 2005, gần đây vợ chồng xảy ra mâu thuẫn nên đã quyết định đường ai nấy đi. Khi ra Tòa cả tôi và chồng đều muốn được nuôi con và không yêu cầu người kia cấp dưỡng. Tòa án ra bản án để chồng tôi nuôi con. Vậy bây giờ tôi phải làm sao để giành quyền nuôi con?

Luật sư hôn nhân gia đình của Công ty Luật 2A trả lời chị T như sau:

Trường hợp 1: Nếu việc tòa án xét xử việc ly hôn và nuôi con của chị vẫn còn trong thời hạn kháng cáo của luật thì chị có thể kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm đối với vấn đề nuôi con.

Căn cứ Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn kháng cáo là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

Như đã trình bày ở trên chị có thể tính xem trường hợp của mình có còn thời hạn kháng cáo hay không. Nếu kháng cáo chị có thể tự mình hoặc cử người đại diện để thực hiện việc kháng cáo (trừ việc ký vào đơn kháng cáo).

Trường hợp 2: Đã hết thời hạn kháng cáo

Trong trường hợp này khi có các căn cứ sau đây chị có thể khởi kiện để thay đổi người nuôi con:

Điều 84: Luật hôn nhân gia đình quy định

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Trường hợp chị còn thắc mắc hoặc mong muốn nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị vui lòng liên hệ Công ty luật 2A theo thông tin sau:

Công ty Luật 2A.

Địa chỉ: 106, đường N15, KDC-DV Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299.

Trân trọng cảm ơn!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận